Một bản Kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi giúp bạn trở nên SMART hơn – đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Các kế hoạch kinh doanh không chính thức, để “trong đầu” thường rất mơ hồ và gần như là ngẫu hứng, chỉ có một mình bạn làm và thường thì mình bạn chịu trách nhiệm.
Bản kế hoạch kinh doanh được đầu tư bài bản và chi tiết đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc cho chúng. Bạn có ý tưởng tốt nhưng cần đánh giá lại cách làm, kiểm tra định kỳ cách làm để có kết quả, cải thiện hành động để thực hiện hóa ý tưởng.
I. KẾ HOẠCH KINH DOANH LÀ GÌ?
… là một BẢN ĐỒ bằng hệ thống văn bản trong đó mô tả RÕ RÀNG hoạt động kinh doanh của Công ty bạn và mô tả các phương cách, ngân sách bạn sẽ đầu tư để thực hiện được các mục tiêu kinh doanh đề ra như Doanh thu, Sản lượng, lợi nhuận biên, ngân sách, lợi nhuận kỳ vọng…
Tham gia nhóm “Lập Kế hoạch kinh doanh thực chiến” tại đây.
“Kinh doanh mà không có bản kế hoạch – là bạn đã lập kế hoạch cho việc kinh doanh Thất bại” hay “Kinh doanh mà không có Kế hoạch giống như leo núi mà không có bản đồ hay GPS, bạn sẽ dần đi lạc và kiệt sức vì đói và không tìm được hướng đi tiếp” – Kevin J. Donaldson.
Đã có rất rất nhiều bài học và câu nói nổi tiếng về việc không lập kế hoạch cho một việc gì đó, và khi làm Kinh doanh thì đó là việc lập bản kế hoạch cho việc kinh doanh.
Tham gia khóa “Rà soát Kế hoạch kinh doanh 2023 và lập Kế hoạch 2024” tại đây.
Một bản Kế hoạch kinh doanh, dù chưa hoàn hảo nhưng sẽ giúp bạn:
- Mô tả và định vị Công ty bạn là “ai”?
- Công ty bạn đang làm gì và sẽ làm gì?
- Bạn và công bạn muốn đi đến đâu (mục đích)?
- Bằng cách nào và khi nào thì bạn sẽ đạt được?
- Các yếu tố chính giúp bạn và công ty bạn sẽ thành công?
Một bản kế hoạch kinh doanh thông thường bao gồm 4 phần:
Phần I: Mô tả doanh nghiệp trong bản Kế hoạch Kinh doanh
– Luôn phải được cập nhật theo sự thay đổi và biến động của thực tế công ty nhằm mục đích đào tạo và thống nhất truyền thông…
- Mô tả về doanh nghiệp, các hoạt động, các giá trị cốt lõi, tiêu chuẩn văn hoá, các tiêu chuẩn phục vụ Khánh hàng, các niềm tin và các thông điệp quan trọng trong 1 năm muốn truyền tải đến đội ngũ nhân sự trong công ty.
- Luôn phải Phân tích thị trường theo SWOT và 5 Forces (5 thế lực cạnh tranh) để từ đó xác định được các chiến lược chính sẽ vận dụng trong năm hoặc 3-5 năm tiếp theo
- Kế hoạch marketing (Thị trường mục tiêu, kênh, chiến dịch MKT)
- Nguồn lực Doanh nghiệp (5M + I) và Sản phẩm sẽ mang lại doanh thu, lợi nhuận chính cho Doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo.
- Cơ cấu tổ chức nhân sự và quản trị phù hợp với Quy mô phát triển của Doanh nghiệp, rà soát tổng thể đội ngũ nhân sự theo chức năng nhằm phục vụ tốt nhất cho 5 ways (5 cách tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tham gia khóa “Rà soát Kế hoạch kinh doanh 2023 và lập Kế hoạch 2024” tại đây. vào ngày 23.12.2023
Phần II: Thiết lập Kế Hoạch kinh doanh thực chiến theo viễn cảnh tài chính cho kỳ kế hoạch tiếp theo
- Thiết lập Kế hoạch Doanh thu – lợi nhuận – Các khoản mục chi phí… Đây chính là Master Plan và các chỉ số KPIs chính cho kỳ hoạt động của Công ty
- Thiết lập Kế hoạch Dòng tiền để sử dụng nguồn tiền hiệu quả nhất phù hợp từng giai đoạn phát triển của công ty.
- Phân tích các khoản mục chi phí chính và lên ngân sách chi tiêu và đầu tư
- Nguồn vốn, sử dụng vốn và huy động vốn…
- Tính toán các chỉ số ROI, ROA nếu có phương án đầu tư lớn trong kỳ kế hoạch và quyết định có đầu tư hay trì hoãn.
Phần III: Kế Hoạch Hành Động và chiến lược thực thi:
- Kế hoạch Hành động để đạt doanh thu và lợi nhuận
- Kế hoạch hành động xây dựng và cải tiến các Quy trình quản trị hiệu quả hơn
- Kế hoạch hành động phát triển đội ngũ nhân sự và xây dựng văn hoá công ty
- Kế hoạch hành động về kiểm soát chỉ số tài chính
- Kế hoạch kiểm tra, đo lường và cải thiện chỉ số qua mỗi kỳ thực thi kế hoạch (PDCA)
Phần IV: Phụ lục và các chỉ số chi tiết của Master Plan:
- Bản chi tiết Doanh thu – lợi nhuận – chi phí (Master Plan)
- Chi tiết phân bổ doanh thu theo Sản phẩm – Khu vực – Kênh và v.v…
- Chi tiết kế hoạch và chiến dịch Marketing
- Chi tiết ngân sách Lương, nhân sự và cơ cấu tổ chức
- Chi tiết khấu hao và lãi ngân hàng (nếu có)
- Chi tiết khoản mục đầu tư và tồn kho
- Chi tiết dòng tiền theo Ngày / Tuần / Tháng…
- Chi tiết Kế hoạch hành động theo Quý để thực thi
Lưu ý: Tất cả các phụ lục số liệu cần được ban hành theo đúng quy trình thao tác chuẩn SOP và được cấp lãnh đạo cao nhất công ty ký duyệt ban hành.
II. 8 LÝ DO BẠN CẦN MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH CHÍNH THỨC
Tại sao các chủ công ty không muốn lập Kế hoạch kinh doanh.
Thông thường các Chủ Công ty vừa và nhỏ sẽ không lên một bản đồ kinh doanh hoàn chỉnh như ở trên vì họ thường “để trong đầu” và không muốn hoặc “không có” thời gian hoặc một vài người có vẻ như không biết hoặc chưa bao giờ … thậm chí không đủ kiến thức để làm được 1 bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ…
Lợi ích của việc lập Kế hoạch kinh doanh bài bản
Nhưng nếu chú ý, bạn sẽ thấy rõ đây là 1 đòn bẩy vô cùng hiệu quả và hữu ích cho bạn trong suốt cuộc đời làm kinh doanh của bạn… Bạn hãy tập trung làm 1 lần và bạn sẽ dùng nó mãi mãi và mỗi năm chỉ cần điều chỉnh các thông tin và số liệu phù hợp với tình hình của các công ty của bạn… Cá nhân chúng tôi, kể từ khi khởi nghiệp kinh doanh đều có cho mình bản kế hoạch này và luôn dùng nó trong suốt 17 năm qua, kể từ năm 2006.
Tham gia khóa “Rà soát Kế hoạch kinh doanh 2023 và lập Kế hoạch 2024” tại đây.
Dưới đây là 8 lý do tôi đúc kết ra sau mỗi kỳ lập bản Kế hoạch Kinh doanh.
- Giúp bạn bạn trở nên cụ thể hơn … Các kế hoạch kinh doanh không chính thức, để trong đầu thường rất mơ hồ và gần như là ngẫu hứng, chỉ có một mình bạn làm và thường thì mình bạn chịu trách nhiệm… khi phân định rõ các trách nhiệm và con số bạn sẽ được RAS trong đầu và lấy tấm bản đồ này ra để so sánh theo từng tháng, từng tuần để biết mình đang ở đâu trên còn đường đạt được mục tiêu…
- Đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc cho chúng, có ý tưởng là tốt nhưng cần đánh giá lại cách làm, kiểm tra định kỳ cách làm, cải thiện nó để thực hiện được ý tưởng…
- Xác định các điểm yếu để dần cải thiện hoặc các vấn đề tiềm năng và có cơ hội để tận dụng đúng thời điểm.
- Đưa ra định hướng cho điều hành và chính sách của doanh nghiệp trong thời gian tới dựa vào các kết quả đo lường được.
- Cải thiện việc ra quyết định, hiệu suất và kiểm soát trong DN bằng việc thiết lập các chuẩn mực để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.
- Tăng cơ hội thành công cho Doanh nghiệp
- Kế hoạch kinh doanh giúp DN huy động vốn Thuyết phục các nhà đầu tư rằng bạn có một kế hoạch toàn diện và được chuẩn bị kỹ lưỡng để thành công
- Giúp chủ DN,các nhà đầu tư và các bên cho vay giám sát kết quả hoạt động kinh doanh và từ đó giúp bạn hoàn thiện mục tiêu.
III. 04 LÝ DO VÌ SAO BẠN NÊN TỰ VIẾT KẾ HOẠCH KINH DOANH?
Rất nhiều chủ DN, khi được tôi hỏi, Bạn có bản Kế Hoạch Kinh doanh năm nay chưa thì thường trả lời “em có rồi, em đạt mục tiêu doanh thu năm nay tăng gấp rưỡi, gấp đôi năm ngoái”… tuyệt thật… nhưng chỉ có số mục tiêu về doanh thu thôi thì đã đủ chưa? Và bằng các cánh nào để bạn đạt được nó? Bạn sẽ đạt được lợi nhuận bao nhiêu? Thông thường câu trả lời sẽ là “dạ, tầm 10%”… Hãy cùng tôi đọc hết hướng dẫn này bạn sẽ có câu trả lời cho chính bạn.
Đôi khi, các chủ DN thường rất tự tin trả lời thêm rằng “em đã giao cho Giám đốc kinh doanh làm xong rồi”… Doanh thu năm nay e đặt ra tăng gấp đôi năm ngoái… Coach thấy liệu công ty em có làm được không ạ? Em thấy rất tự tin… Tôi hỏi bạn, năm rồi em đạt bao nhiêu % so với Mục tiêu đề ra…Bạn trả lời “năm vưa rồi là Covid mà coach”… Năm rồi bạn đặt chỉ tiêu doanh thu là bao nhiêu? Dạ, em luôn đặt tăng gấp 1,5 lần so với năm trước đó… Ý tôi, cụ thể là bao nhiêu? Dạ, em không nhớ… (ghi chú: Là Khách hàng của ActionCoach nên bạn luôn chuẩn chỉnh đặt mục tiêu doanh thu tăng tối thiểu 1,5 lần năm trước)… Do vậy, bạn cũng cần tự làm hoặc phải là chủ trì để nắm được số liệu kinh doanh để RAS vào chính mình…. Dưới đây là một số lý do bạn nên tự làm hoặc phải là người nắm rõ các có số Mục tiêu cũng như các chiến lược mà công ty bạn sẽ làm trong năm tiếp theo.
- Bản kế hoạch kinh doanh giúp bạn phát triển và cải thiện kỹ năng quản trị của bạn.
- Bản kế hoạch tốt giúp bạn phối hợp giữa mục tiêu cá nhân với mục tiêu kinh doanh và mục tiêu các Phòng ban.
- Kế hoạch kinh doanh được lập chi tiết và bàn bản cho phép bạn thử nghiệm với các phương án khác nhau để xác định giải pháp tốt nhất
- Khi xây dựng bản kế hoạch kinh doanh và mọi chi tiết đều khả thi sẽ chứng tỏ cho các nhà lãnh đạo và đầu tư tiềm năng cam kết của bạn đối với kế hoạch
IV. 08 SAI LẦM TRONG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Theo thống kê, số lượng các “Bản kế hoạch” kinh doanh thất bại – ít nhất là theo cách gọi của các Chủ doanh nghiệp về tên gọi – là đến hơn 80%…
Các lý do chính khiến Kế hoạch kinh doanh thất bại
- Lập KHKD mà không nghiên cứu thị trường, đặc biệt thị trường mục tiêu và cạnh tranh
- Không xác định được và không phát triển được lợi thế cạnh tranh phù hợp
- Lựa chọn Thông điệp truyền thông không phù hợp
- Không phát triển doanh nghiệp một cách quyết tâm và nhất quán
Một trong những “chiếc bẫy tài chính” phổ biến được nhận ra khi xây dựng Kế hoạch kinh doanh
- Định giá SP/DV thấp hơn chi phí => Lãi gộp thấp hơn kỳ vọng
- Không tính toán đầy đủ các chi phí hoạt động hoặc không kiểm soát được chúng
- Không xác định được thời gian để xây dựng thị trường
- Khởi sự với lượng vốn lưu động quá ít
V. NHÌN LẠI THÀNH QUẢ NĂM TRƯỚC – KHÁM PHÁ LẠI MỤC TIÊU CUỘC SỐNG, MỤC TIÊU CÁ NHÂN CỦA BẠN VÀ SO VỚI MỤC TIÊU KINH DOANH
Khi lập bản Kế hoạch kinh doanh, cần đặc biệt lưu ý đến Mục tiêu từng thành viên trong công ty
Tại sao chúng ta cần làm điều này, trong cuộc sống tôi được biết rất nhiều con người không chủ động được cuộc sông của mình, không chủ động được ước mơ của mình, họ bị lệ thuộc vào người khác, và cho dù có ước mơ cá nhân rất lớn nhưng gần như họ không biết cách thức để đạt được nó… Và cuối cùng họ là những người giúp người khác đạt được giấc mơ, là các chủ Doanh Nghiệp chắc các bạn đủ thông minh để biết tôi đang nhắc đến đối tượng nào.
Là các Chủ doanh nghiệp, các bạn chủ động đặt ra ước mơ của cá nhân mình và gia đình mình, công cụ để giúp các bạn được ước mơ đó chính là Công ty của bạn hoặc rất nhiều công ty… Do vậy, điều tôi luôn nhắc các bạn là luôn luôn kiểm tra lại về mục tiêu cá nhân của mình, so với mục tiêu đặt ra cho “Cái Công ty – cái công cụ” sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu cuộc sống của các bạn…
Lưu ý là, nếu mục tiêu cá nhân quá cao – mà mục tiêu đặt ra cho công ty quá thấp bạn hãy tự hỏi “khi nào thì mới đạt mục tiêu cuộc sống? Mình có nên đặt mục tiêu cho công ty Cao hơn” để nhanh đạt được mục tiêu cá nhân?
Hoặc, ngược lại mục tiêu cá nhân thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của Công ty của bạn, câu hỏi là “động lực nào sẽ khiến bạn lèo lái doanh nghiệp của bạn đạt mục tiêu?”
Làm sao để hài hoà mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty trong Kế hoạch kinh doanh
Lời khuyên là, hãy làm hài hoà cả mục tiêu cá nhân và mục tiêu công ty của bạn! Trong bản Kế hoạch kinh doanh, hãy dành một trang trống – đó có thể là trang “bí mật” của bạn để kiểm tra lại các việc nêu trên. Hãy trả lời các câu hỏi sau để kiểm tra điều này.
- Mục tiêu / dấu ấn quan trọng nhất mà bạn đạt được trong năm qua là gì?
- Những điều bạn chưa đạt được? Lý do?
- Điều bạn đạt được và chưa đạt được tác động gì đến doanh nghiệp của bạn
- Nhìn lại số liệu kinh doanh chính năm 2023 của công ty bạn
Liệt kê 05 mục tiêu cá nhân của bạn năm nay là gì trong bản Kế hoạch kinh doanh?
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
Xem xét lại các chỉ số tài chính của doanh nghiệp của bạn trong năm qua
Tình hình kinh doanh năm qua Năm Tháng (/12)
- Tổng doanh thu ————- ————-
- Tổng giá vốn (COS/COGS) ————- ————-
- Giá trị lợi nhuận gộp (1-2) ————- ————-
- Tỷ suất lợi nhuận ộp (3:1) ————- ————-
- Tổng chi phí bán hàng (CP lưu thông) ————- ————-
- Tổng chi phí quản lý ————- ————-
- Lợi nhuận ròng (3-4) ————- ————-
- Tỷ suất lợi nhuận ròng (7:1) ————- ————-
Tình hình các chỉ số tài chính của doanh nghiệp của bạn sẽ ra sao cho năm nay? (**)
Mục tiêu tài chính năm nay Năm Tháng (/12)
- Lợi nhuận ròng mong muốn ————- ————-
- Chi phí bán hàng năm nay ————- ————-
- Chi phí quản lý chung năm nay ————- ————-
- Lợi nhuận gộp mong muốn (1+2+3) ————- ————-
- Tổng biến phí = (100%- Tỷ suất lãi gộp) x Doanh thu ————- ————-
Tổng doanh thu cần có ————- ————-
Tham khảo: https://thomastrinhtoan.com/su-kien/lap-ke-hoach-kinh-doanh/ke-hoach-1-nam/
Câu hỏi giành cho các bạn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh…
Hãy so sánh mục (*) và mục (**) để thấy theo cổ phần nhận được để so sánh mục tiêu Cá nhân và mục tiêu công ty. Và rồi hãy liệt kê 5 ưu tiên cần phải làm của bạn để đạt mục tiêu công ty năm tiếp theo.
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………………….
VI. Triển khai mẫu kế hoạch lãi lỗ – Master Plan cho Năm tiếp theo (Profit & Lost Master Plan) trong bản Kế hoạch kinh doanh
Các chỉ tiêu chính (MASTER KPIS) trong Master Plan chính là các chỉ số bạn định ra ở mục (**). Từ các Master KPIs về doanh thu, Giá vốn, Lãi gộp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, lãi vay, khấu hao, dòng tiền, tài sản, tồn kho và công nợ… theo phần phụ lục phần IV của bản Kế Hoạch Kinh doanh … các bạn sẽ lập lên được Các Chiến lược, các hành động theo Quý và theo tuần để thực thi các chiến lược nhằm đạt Mục tiêu kinh doanh của Công ty.
Tham gia khóa “Rà soát Kế hoạch kinh doanh 2023 và lập Kế hoạch 2024” tại đây.
Các bạn có thể tải mẫu file Master Plan – thành phần chính của bản Kế hoạch kinh doanh tại đây – vui lòng đăng ký thành viên để được cấp quyền.
Để xây dựng được các chiến lược phù hợp nhất cho Công ty, các bạn cần rà soát để phân tích đầy đủ các phần tiếp theo đây.
Để các bạn có động lực, tôi xin nhắc lại là HÃY DÀNH 20% ĐỂ LÀM MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC và CHỦ ĐỘNG… bạn sẽ dùng được “nó” suốt quãng đời làm kinh doanh của bạn.
VII. Phân tích các yếu tố Môi trường trong bản Kế hoạch kinh doanh tác động đến hoạt động công ty…
7.1 Phân tích môi trường chính sách pháp luật của nhà nước và Quốc tế để tìm ra các cơ hội trong bản kế hoạch kinh doanh
Từ đó xác định các chiến lược mới cho năm kinh doanh tiếp theo. Tôi sẽ có bài viết chia sẻ về phân tích môi trường vi mô và phân tích PESTEL và 5 FORCES để các bạn có cái nhìn toàn diện hơn. Trong phạm vi hướng dẫn này tôi xin không đi chi tiết vì sẽ làm các bạn mất tập trung cho bản Kế Hoạch Kinh doanh thực chiến.
7.2 Bản kế hoạch kinh doanh cần nêu bật rõ các yếu tố vi mô theo 5 thế lực cạnh tranh để tìm ra cơ hội và xác định các rủi ro tiềm ẩn.
- 5 đối thủ mạnh nhất của bạn trong ngành là những ai? Làm gì để công ty bạn đạt mục tiêu bất chấp các đổi thủ có hành động gì đi nữa?
- Dự kiến các đối thủ có các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm và dịch vụ của bạn?
- 5 nhà cung cấp quan trọng nhất của bạn? Làm gì để họ hỗ trợ bạn đạt mục tiêu kinh doanh?
- Danh sách những Khách hàng quan trọng nhất? hoặc Khách hàng tiềm năng quan trọng nhất đối với công ty bạn?
- Những đối thủ mới tiềm ẩn (nếu có) họ sẽ làm gì và bạn sẽ làm những gì?
7.3 Phân tích theo ma trận SWOT – Điểm mạnh/yếu – Cơ hội/ Rủi ro để tìm ra chiến lược phù hợp nhất cho bản Kế hoạch kinh doanh.
- Điểm mạnh của Công ty bạn là gì, hãy liệt kê 5 điểm mạnh nhất?
- Điểm yếu của Công ty bạn là gì, hãy liệt kê 5 điểm yếu nhất?
- Cơ hội đối với công ty bạn trong năm tới là gì, bạn tận dụng cơ hội bằng cách nào?
- Các rủi ro đối với công ty bạn là gì? Làm gì để ngăn ngừa các rủi ro này?
- Từ các phân tích trên, hãy chuẩn bị các chiến lược quan trọng và phù hợp nhất để tận dụng được cơ hội và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
VIII. Phân tích chi tiết về thị trường trong bản kế hoạch kinh doanh
Chúng ta không phải là một mình và duy nhất trên thương trường… Vậy hãy phân tích chi tiết trong bản kế hoạch kinh doanh (về Ngành, khách hàng, đối thủ cạnh tranh)
Các yếu tố nào cần phân tích trong bản kế hoạch kinh doanh
- Phân tích ngành, Phân tích tổng quan về thị trường nơi có các Khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của bạn về: Mô tả ngành, Xu hướng của ngành, Sản phẩm của ngành Doanh thu của ngành, Tỷ lệ phát triển, Dự báo tỷ lệ phát triển, Số lượng cửa hàng, Số lượng lao động, Thị phần…
- Phân tích khách hàng: Khách hàng mục tiêu, Nhu cầu khách hàng.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh, Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Đối thủ cạnh tranh gián tiếp, Tổng quan về lợi thế cạnh tranh của công ty bạn, kế hoạch nào hợp tác được với các đối thủ cạnh tranh?
IX. Xây dựng Kế hoạch Marketing trong Kế hoạch kinh doanh
Xây dựng Kế hoạch Marketing trong bộ Kế hoạch kinh doanh và các phương cách tiếp cận ĐỦ số lượng khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu.
Hoạt động Marketing cần có trong bản Kế hoạch kinh doanh
- Product, Service và Pricing – Sản phẩm, dịch vụ của bạn mang lại lợi ích gì cho các Khách hàng của bạn? Giá trị đó so sánh với khoản đầu tư của họ thì họ sẽ được lợi ích như thế nào? Bạn cần có thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ để truyền thông cho các Khách hàng mục tiêu của bạn.
- Kế hoạch quảng bá, ngoài thông điệp thì bạn cũng cần có kế hoạch quảng bá rõ ràng để đảm bảo các thông điệp được đến đủ và đúng thời điểm cho Khách hàng mục tiêu.
- Kế hoạch quảng bá cho các khách hàng hiện hữu để thu hút họ tái sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn? Thông điệp cho các Khách hàng mới và các Khách hàng cũ có điểm gì giống và điểm gì khác nhau? Lựa chọn thông điệp nào để truyền thông hiệu qủa nhất cho từng loại đối tượng và cho cả 2 đối tượng?
- Kế hoạch phân phối và giao hàng cho các Khách hàng như thế nào để hiệu qủa, an toàn và đảm bảo công nợ được thu hồi.
- Quản lý khách hàng
- Cách thức quản lý khách hàng mới và cũ
- Mỗi khách hàng có được thì công ty bỏ ra bao nhiêu chi phí đầu tư từ chiến lược Marketing?
- Khai thác hiệu quả mỗi khách hàng như thế nào? Giá trị vòng đời một khách hàng sẽ là bao lâu và bao nhiêu tiền? Thang sản phẩm nào cho mỗi khách hàng? Để đảm bảo khách hàng sử dụng đủ thang sản phẩm của Công ty…
- Các công cụ quảng bá sẽ thực hiện là gì: Website, Fanpage, bảng hiệu, POSM, kênh quảng bá, v.v… đảm bảo tiếp cận ĐỦ số lượng khác hàng tiềm năng theo Kế hoạch và mục tiêu đề ra theo thời điểm.
X. Thiết lập Kế hoạch bán hàng trong bản Kế hoạch kinh doanh
- Xác định rõ điểm nhấn về chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu khách hàng, tỉ lể chuyển đổi từ KH tiềm năng thành khách hàng…
- Thiết lập chỉ tiêu doanh thu theo sản phẩm, theo khu vực, theo nhân sự và doanh thu theo thời gian Quý, tháng…
- Các Phòng ban và nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc Tăng số lượng khách hàng, tăng doanh thu … theo 5 ways. Lưu ý bộ phận hay phòng ban nào không phục vụ được cho 5 ways thì phòng ban đó đang bị “thừa” trong cơ cấu tổ chức công ty và nên được luân chuyển, tái cơ cấu hoặc tinh giản.
- Phương pháp phân phối hiện hiệu quả theo phương châm “dễ mua – dễ bán – Dễ giao hàng và thanh toán…
- Đánh giá nhu cầu của khách hàng theo Thang sản phẩm, từ đó xây dựng kịch bản bán hàng theo thang sản phẩm hiệu quả nhất theo giá trị vòng đời 1 khách hàng nhằm tối ưu chi phí bán hàng và khai thác khách hàng.
- Phân khúc khách hàng cụ thể theo ABCD hoặc theo Cao – Trung – Thấp cấp để có cơ cấu sản phẩm phù hợp, chính sách phù hợp nhằm tối ưu hoá doanh thu và lợi nhuận.
- Kế Hoạch Tăng Doanh thu thông qua Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi?
- Kế Hoạch Tăng Doanh thu thông qua Cải thiện giá trị trung bình trên mỗi lần bán hàng.
Download mẫu thiết lập kế hoạch bán hàng tại đây – bạn cần đăng ký là thành viên để download.
XI. Xây dựng Kế hoạch hoạt động rõ ràng cho kỳ kinh doanh.
Thiết lập các cột mốc quan trọng để đo lường từng giai đoạn của kế hoạch kinh doanh, các cột mốc như Tháng – Quý – 6 tháng – Năm – 3 năm – 5 năm là các cột mốc quan trọng để kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động. Qua việc đanh giá kế quả so với các cột mốc đã định, giúp cho kịp thời điều chỉnh bản kế hoạch và các hoạt động phù hợp hơn.
- Rà soát, bổ sung Quy trình hoạt động chính của công ty để tối ưu hiệu quả và chất lượng công việc.
- Thiết lập Các cột mốc quan trọng theo Quý, theo Tháng, theo Tuần để quả trị các hoạt động nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
- Dựa vào Mục tiêu kinh doanh và các chiến lược đã định, để thực hiện được các chiến lược thì Đội ngũ quản lý quan trọng của bạn cần gồm những ai, chia sẻ quyền lợi với họ như thế nào theo “6 keys to winning team”?
XII. Xây dựng viễn cảnh tài chính rõ ràng dựa trên các biểu mẫu được cung cấp, bao gồm:
- Những điểm nhấn về doanh thu và lợi nhuận
- Dự toán các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung
- Yêu cầu về vốn, ROA, ROI…
- Chiến lược thoái vốn, bán cổ phần (nếu có)
- Kế hoạch lãi lỗ theo Năm, Quý và tháng
- Bảng cân đối kế toán
- Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm
- Phân tích dòng tiền biên
XIII. Thiết lập Kế hoạch thực thi Chiến lược và Kế hoạch hành động để đạt mục tiêu kinh doanh
Gợi ý:
- Sử dụng bảng kế hoạch “One Page Plan” của ActionCoach CBD firm.
- Sử dụng công cụ Balanced Score Card để triển khai chiến lược đồng bộ, vừa phát triển con người, vừa phát triển quy trình nội bộ kết hợp gia tăng khách hàng và đạt mục tiêu tài chính…
- Tham gia đủ bốn kỳ Planning Bootcamp mỗi năm để biết rõ mình đang ở đâu trong bản đồ Kế hoạch kinh doanh, cần làm những gì và triển khai các mục tiêu đã định theo Bản đồ kế hoạch kinh doanh đã được lập.
- Tuân thủ ngân sách và thực thi kiểm soát ngân sách đã được lập.
Mến chúc các bạn lập được bản kế hoạch kinh doanh – thiết lập được bản đồ kinh doanh cho một năm cho công ty mình.
Tham khảo các bước xây dựng công ty bài bản nhất.
XIV. Thời gian, địa điểm ngày lập kế hoach kinh doanh thực chiến năm 2024
Thời lượng lớp rà soát và lập kế hoạch kinh doanh thực chiến: Duy nhất 01 NGÀY
Thời gian: vào ngày 23.12.2023 (Thứ Bảy) diễn ra từ đúng 8:00 – 17:30.
Hạn chót đăng ký vào ngày 18.12.2023 (Thứ Hai)
Địa điểm: Phòng B1, lầu 1, Family Garden số 438 Phan Văn Trị, Phường 7, Gò Vấp.
Phí đào tạo: 100% MIỄN PHÍ
Phí chia sẻ, (ưu tiên 20 người đăng ký và chuyển khoản sớm để chúng tôi chuẩn bị chu đáo tiếp đón các quý anh chị), chi phí bao gồm phí ăn trưa, nước uống, phòng huấn luyện, tài liệu:
- Đối với khách hàng hiện hữu, đối tác, hội viên liên kết: 300.000 VNĐ / người (Thành viên)
- Đối với các anh chị tham gia chưa là khách hàng: như trên