Nguyên tắc 6 hũ tài chính sẽ là công thức giữ tiền thông minh cho bất cứ ai đang gặp vấn đề tài chính thu không đủ chi. Với nhiều người đặc biệt là với nhiều Chủ doanh nghiệp, bên cạnh những người thường phải loay hoay với vấn đề tài chính lại có không ít chuyên gia giữ tiền rất tuyệt vời. Công thức nào tạo nên sự khác biệt? Nguyên tắc 6 hũ tài chính – quản lý thu nhập thông minh để bất cứ ai cũng có thể trở thành chuyên gia tài chính, hãy tìm hiểu thêm tại khóa huấn luyện lập kế hoạch kinh doanh thực chiến.
Hiểu về “nguyên tắc 6 hũ tài chính”
Vấn đề chi tiêu quá mức cho mua sắm, du lịch, những cuộc vui bất tận… Là thực trạng phổ biến của một bộ phận người hiện nay. Tiết kiệm và giữ được tiền cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc, để không nuông chiều bản thân và chi tiêu tiền quá mức. “6 hũ tài chính” là nguyên tắc vàng được nhiều người đề cập đến như một công sức thông minh để giữ tiền hiệu quả.
Ai tạo ra nguyên tắc 6 hũ tài chính quản lý tiền bạc?
Có lẽ bạn đã từng nghe qua rất nhiều về “nguyên tắc 6 hũ tài chính quản lý tiền bạc” – Một công thức nổi tiếng trên toàn thế giới và được hàng triệu người áp dụng mang lại hiệu quả tốt trong việc quản lý tài chính cá nhân và bánh xe cuộc đời.
Nguyên tắc 6 hũ tài chính hay JARS system được tạo ra bởi tác giả T. Harv Eker. Với những cuốn sách tài chính nổi tiếng phải kể đến như: “Bí mật tư duy triệu phú” hay “Làm giàu nhanh”. Harv Eker cũng là người sáng lập của công ty Peak Potential Trainning chuyên đào tạo tư duy nhanh, giải pháp tài chính, đầu tư với các khóa học làm giàu.
Công thức quản lý tiền với nguyên tắc 6 hũ tài chính đã được ra đời từ rất lâu và được nhiều người áp dụng thành công, trong đó có những doanh nhân, tỷ phú trên thế giới. Một nguyên tắc cơ bản, có thể áp dụng cho bất cứ ai, ở mức độ tài chính nào để quản lý tiền một cách hiệu quả.
Công thức quản lý tiền với nguyên tắc 6 hũ tài chính
Phương pháp quản lý tiền với nguyên tắc 6 tài chính được đánh giá cao bởi mức độ phù hợp với đại đa số, dễ áp dụng và chi tiết. Có thể hiểu, quản lý tiền với nguyên tắc 6 cái lọ (6 hũ tài chính), bạn sẽ chia nhỏ thu nhập của mình thành 6 khoản với những mức tỷ lệ khác nhau, phụ thuộc vào mức độ cần thiết.
Mỗi chiếc lọ sẽ có chức năng riêng, số tiền được phân chia phù hợp từ tổng thu nhập hàng tháng của mỗi người. Tỷ lệ % tiền được tính toán dựa trên các nghiên cứu, phân tích tài chính cho thấy sự phù hợp đối với bất cứ ai. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu công thức quản lý tiền với 6 hũ tài chính hoạt động như thế nào nhé?
Nguyên tắc 6 hũ tài chính hoạt động như thế nào?
Hũ tài chính 1 (lọ 1) – Necessity Account (NEC) – Nhu cầu cần thiết 55%
Quỹ NEC sẽ chi trả cho nhu cầu sinh hoạt cần thiết hàng ngày trong tháng của mỗi người. Hiểu đơn giản chi phí cho tất cả các hoạt động duy trì cho cuộc sống, công việc của bạn như: Tiền nhà, tiền ăn uống, di chuyển đi lại, mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng tháng…
Mặc dù mức sống và thói quen sinh hoạt của mỗi người sẽ khác nhau, cần điều chỉnh trong giới hạn phù hợp. Tỷ lệ 55% dựa trên mức tính toán chung tiêu chuẩn sống cần thiết của mỗi người.
Trường hợp khoản chi tiêu cho nhu cầu cần thiết đang trên 80% tổng thu nhập, bạn cần xem xét lại. Xử lý bằng cách tăng thu nhập lên hoặc cắt giảm những chi phí bạn cho là cần thiết nhưng không thực sự quan trọng để duy trì cuộc sống.
Hũ tài chính 2 (Lọ 2) – Financial freedom account (FFA)- Quỹ tự do tài chính 10%
Mục tiêu của quỹ tự do tài chính FFA giúp bạn không phụ thuộc vào công việc và người khác để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hay sở thích cá nhân. Có thể hiểu theo cách khác, tiền trong quỹ FFA sẽ được sử dụng để sinh lợi, tạo ra thu nhập thụ động.
Lưu ý, bạn chỉ được sử dụng quỹ này để đầu tư, bắt tiền đẻ ra tiền nhằm tạo nên nhiều nguồn thu hơn để nhanh chóng đạt được sự tự do tài chính, giảm sức lao động.
Hũ tài chính 3 (Lọ 3) – Education account (EDU) – Quỹ giáo dục 10%
Mỗi người cần hoàn thiện bản thân, rèn luyện và nâng cao kỹ năng, phát triển trí tuệ. Đây cũng có thể coi là một dạng quỹ đầu tư nhưng dành cho chính bạn. Khoản tiền sẽ được sử dụng đầu tư mua sách vở, các khóa học kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc hay sở thích.
Đầu tư tốt nhất là đầu tư cho trí tuệ, nâng cao tầm vóc của bản thân. Điều này sẽ có lợi cho công việc, mối quan hệ cũng như vấn đề tài chính của bạn trong tương lai.
Hũ tài chính 4 (Lọ 4) – Long term saving for spending account – LTSS – Quỹ tiết kiệm dài hạn 10%
Quỹ LTSS được tích lũy dành cho những kế hoạch dài hạn, ước mơ của mỗi người. Số tiền sẽ được sử dụng khi bạn đã đạt được sự tự do tài chính, quyết định nghỉ hưu sớm. Vấn đề quan trọng nhất với mọi người không phải là kiếm được bao nhiêu mà tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Đây là điểm mấu chốt để đạt được tự do tài chính mà bạn mong muốn.
Hũ tài chính 5 (Lọ 5) – Play account – PLAY – Quỹ hưởng thụ 10%
Mỗi người cần cố gắng làm việc, lao động chăm chỉ để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, không nên mải mê tiết kiệm mà cắt bớt đi khoản chăm sóc bản thân cần thiết như: Chăm sóc nhan sắc, thẩm mỹ, những chuyến du lịch, cuộc gặp người thân, bạn bè…
Sử dụng quỹ PLAY hợp lý để kích thích và nuôi dưỡng tinh thần sau khoảng thời gian làm việc vất vả. Cũng giống như cơ thể, tinh thần cũng cần được ăn để tái tạo năng lượng, nâng cao hiệu quả công việc.
Hũ tài chính 6 (Lọ 6) – Give account GIVE – Quỹ cho đi 5%
Đây là khoản tiền dự phòng được đề cập đến cuối cùng trong công thức. Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ không ít lần người thân, bạn bè hay cả người lạ sẽ cần đến sự giúp đỡ của bạn. Cho đi là một phần của cuộc sống, thể hiện sự biết ơn với những người quan trọng hay những gì mình nhận được.
5 lưu ý để áp dụng thành công nguyên tắc 6 hũ tài chính để quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc chi tiêu 6 hũ tài chính được nhiều người truyền tai nhau để áp dụng như một công thức “thần thánh” trong việc quản lý và giữ tiền hiệu quả.
Tuy nhiên có những người áp dụng thành công và có những người không đạt hiệu quả.
Bạn muốn thực hành thành công với nguyên tắc 6 hũ tài chính quản lý tài chính cá nhân, nhưng lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích:
Thói quen chính của bạn:
Tỷ lệ giữa các lọ không phải là quá quan trọng. Mỗi người có thể điều chỉnh tỷ lệ lên xuống 5% để đạt được mục tiêu tiết kiệm hay đầu tư tối ưu nhất cho mỗi hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân. Đây là điểm mấu chốt để tạo nên sự thành công của phương pháp quản lý tiền bạc của bất cứ ai. Lưu ý: Thực hành hằng ngày, tạo thói quen để đạt được mục tiêu tiết kiệm, giữ tiền hàng tháng.
Tuân thủ nguyên tắc 6 hũ tài chính:
Bạn tuyệt đối không được sử dụng đến như quỹ tiết kiệm dài hạn LTSS trước khi đến thời gian hạn định. Sử dụng tiền ở các lọ đúng mục đích và cần sử dụng hết trong tháng đó để không chỉ tiết kiệm, đầu tư mà còn để nuôi dưỡng tinh thần làm việc hiệu quả.
Chú ý tạo nguồn thu nhập thụ động
Đây là điều cần thiết để bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính dài hạn, không phụ thuộc và công việc hay bất cứ ai. Bạn có thể sử dụng tiền trong quỹ FFA để đầu tư vào các kênh: Chứng khoán, vàng, bất động sản… Lưu ý lựa chọn kênh đầu tư an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro tiền bạc. Yêu cầu bạn cần phân tích và tìm hiểu năng lực bản thân, xu hướng thị trường để chọn giải pháp đầu tư tối ưu nhất để sinh lời.
Chăm sóc bản thân thật tốt:
Dù mục tiêu tài chính của bạn lớn, muốn nghỉ hưu ở tuổi 40 nhưng bạn không nên ngược đãi bản thân bằng cách cắt hết các khoản giải trí, chăm sóc tinh thần và sức khỏe. Tiền ở quỹ PLAY được khuyên nên sử dụng hết vào cuối tháng, điều này sẽ giúp bản thân được chăm sóc tốt nhất cả về tinh thần và sức khỏe, để nâng cao hiệu suất làm việc cho tháng sau. Trường hợp quỹ của PLAY của bạn hết sớm hơn dự định, hãy tập trung vào cách kiếm tiền hoặc phát triển bản thân.
Không ngừng phát triển tư duy và kỹ năng:
Điều quan trọng cho bất cứ ai, với bất cứ phương pháp quản lý tài chính nào. Hãy nuôi dưỡng và phát triển thêm những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công việc, đọc thêm sách nâng cao kiến thức chuyên môn, ý tưởng mới hay tham gia các khóa học có thêm kiến thức đầu tư kiếm tiền online… Kỹ năng được mài dũa sẽ mang lại sự tăng tiến của thu nhập, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính.
Mẹo cải thiện hũ tiết kiệm dài hạn hiệu quả cho Chủ doanh nghiệp
Xây dựng doanh nghiệp thành công, có lợi nhuận bền vững và phân tích các khoản thu nhập từ Lương, từ lợi nhuận doanh nghiệp, từ cổ tức được chia luôn là thách thức lớn với rất nhiều chủ doanh nghiêp mà tôi từng gặp và huấn luyện.
Nhiều chủ Doanh nghiệp có quan niệm sai lầm khi không phân biệt rõ đâu tài tiền cá nhân, đâu là tiên của doanh nghiệp (cá nhân và doanh nghiệp là 2 thực thể hoàn toàn khác nhau)… Đôi khi họ không phân biệt được đâu là tiền nợ / tài sản nợ và đâu là tiền có / tải sản có… Nhập nhằng trong hạnh toán tiền lương vận hành doanh nghiệp và tiền lãi, tiền vốn và cả nhập hàng hóa… Khiến chiếc lọ tiết kiệm dài hạn (LTSS) không bao giờ đầy.
Làm sao để cải thiện khả năng tiết kiệm của chủ doanh nghiệp? Một số mẹo được chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích giúp bạn cải thiện tiền cho lọ LTSS thực sự hiệu quả.
Hạch toán phân định rõ Lương, thưởng, lợi nhuận, cổ tức… của công ty
Trong làm Kế hoạch kinh doanh và Kế hoạch tài chính với nhiều chủ doanh nghiệp – tôi không nhìn thấy không chi Lương và thưởng cho cả vợ và chồng chủ doanh nghiệp (2 vợ chồng làm chủ 1 công ty)… khi tôi hỏi thì họ thản nhiên trả lời “công ty của chúng tôi mà, tính lương hay không tính thì có gì khác nhau?”…
Như đã nói ở trên, cá nhân và công ty là 2 thực thể khác nhau…
Tôi kể câu chuyện này để các bạn thấy sự quan trọng và khác nhau…
Khi xem một bản báo cáo tài chính của một công ty, tôi thấy rõ ràng lợi nhuận thực tế của công ty là 1.200.000.000 đồng, nghĩa là bình quân mỗi tháng công ty có lãi ròng khoảng 100 triệu. Công ty đã hoạt động hơn 10 năm… Nhưng báo cáo cân đối thu chi / tài sản lại không cho thấy sự gia tăng tài sản hay nguồn vốn…???
Nhìn qua bảng chi phí quản lý, tôi thấy rõ chi phí lương rất thấp so với số lượng nhân sự đang làm việc. Kiểm tra kỹ hơn thì không thấy tên cả vợ và chồng chủ Công ty trong phần chi lương…
Câu hỏi của tôi là: Anh chị có khoản thu nào khác để chi tiêu sinh hoạt gia đình con cái học hành … khác ngoài công ty này không? Câu trả lời là KHÔNG.
Hỏi tiếp: Thế anh chị sống và sinh hoạt bằng gì? trả lời là “lấy tiền của công ty để chi trả mọi sinh hoạt trong gia đình và cả trả tiền góp xe, góp nhà, góp đồ dùng… Mỗi tháng tầm hơn 100 triệu cho cả 2 vợ chồng…
Thế thì các bạn biết rồi đấy, nếu hạch toán đúng thì công ty này còn có lãi hay không?
Tìm hiểu thêm tại khóa huấn luyện “Lập kế hoạch kinh doanh thực chiến” của chúng tôi tổ chức.
Sử dụng sổ tay chi tiêu hay ứng dụng quản lý tài chính
Các chủ doanh nghiệp phải trả lương và hạch toán lương của chính mình trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Trước khi doanh nghiệp hạch toán có Lãi thì chủ doanh nghiệp chỉ được sống bằng khoản lương này.
Hình thành thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn thấy được tiền của mình đã được sử dụng như thế nào? Có lãng phí hay khá hiệu quả? Thao tác ghi chép hằng ngày thành thói quen sẽ giúp mỗi người tự điều chỉnh được thói quen chi tiêu mua sắm. Bạn sẽ tự cắt giảm những khoản chi không cần thiết như: Mua sắm quá nhiều, tần suất ăn ngoài cao, du lịch hay tụ tập bạn bè quá mức… Tất cả nguyên nhân khiến số tiền kiếm được nhanh chóng biến mất.
Với thời đại công nghệ số, ghi chép và quản lý chi tiêu trên ứng dụng sẽ hữu ích cho nhiều người. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng:
- Money lover: Ứng dụng cho phép người dùng ghi lại mọi khoản thu chi cá nhân, tổng hợp và phân tích các thói quen tiêu dùng của mỗi người.
- Spendee: Ứng dụng quản lý chi tiêu một cách chi tiết. Đặc điểm giao diện được thiết kế khoa học, nhiều màu sắc và giúp người dùng phân chia chi tiết các khoản chi, quản lý tài chính tối ưu.
- Home Budget: Ứng dụng được đánh giá xuất sắc trong việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. nhiều tính năng giúp người dùng phân tích được các khoản chi tiêu bằng biểu đồ, giúp bạn dễ dàng theo dõi được thói quen tiêu dùng, tiền của mình ra đi chủ yếu do đâu.
Gửi tiết kiệm ngay khi vừa có lương
Để đảm bảo ngân sách cho lọ tiết kiệm dài hạn, bạn nhất định cần gửi tiết kiệm ngay khi có lương. Khi tiền lương về, nên lập tức chuyển khoản 10% cho tài khoản tiết kiệm, trước khi bắt đầu phân chia tiền cho các lọ khác. Giải pháp để bạn không có cơ hội nhòm ngó, sử dụng khoản tiền đó vào những việc đột xuất, phát sinh.
Tiền gửi tiết kiệm hàng tháng ra ngân hàng sẽ mất thời gian, để trong tài khoản sẽ dễ dàng rút và chi tiêu. Bạn nên sử dụng ví điện tử hay app gửi tiết kiệm online để quản lý sổ tiết kiệm của mình. Một số ứng dụng tiết kiệm hiệu quả ngay trên điện thoại mà bạn nên có:
- App tiết kiệm online của các ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều đã triển khai các ứng dụng gửi tiết kiệm/ tiết kiệm có kỳ hạn/ tiết kiệm trả góp. Bạn có thể trực tiếp gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng để tiết kiệm thời gian đi lại.
- App Finhay: Một ứng dụng Fintech gửi tiết kiệm và đầu tư thông minh với số vốn nhỏ trên điện thoại. Chỉ từ 50 nghìn đồng, bạn đã có thể bắt đầu gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi 4-6%/ năm, tùy loại hình. Gói tiết kiệm không kỳ hạn với mức lãi suất hiện nay của Finhay được đánh giá cao ở mức 4%/năm cao hơn các ngân hàng: Vietcombank, Agribank, Vietinbank (3.5%) hay Techcombank (3.3%) cùng kỳ hạn. Ngoài gửi tiết kiệm, Finhay còn cung cấp giải pháp đầu tư dài hạn vào các quỹ mở uy tín tại Việt Nam. Giải pháp tăng thu nhập thụ động an toàn cho các nhà đầu tư có số vốn nhỏ.
- ViettelPay: Ứng dụng phát triển bởi tập đoàn Viettel uy tín. Người dùng có thể gửi tiết kiệm online không cần ra quầy, rút tiền nhanh chóng tiện lợi, theo dõi hồ sơ gửi đảm bảo an toàn.
Hạn chế mua sắm khi giảm giá
Tiết kiệm tiền bằng cách hạn chế khi mua sắm giảm giá. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng đây là một lưu ý quan trọng mà người trẻ cần tuân thủ. Các đợt giảm giá hiện nay khá nhiều, diễn ra gần như quanh năm. Bất cứ khi nào bạn cũng có thể mua hàng giảm giá, bởi các doanh nghiệp, sàn giao dịch điện tử muốn kích cầu mua sắm và rút hầu bao của người tiêu dùng.
Mua hàng giảm giá tưởng chừng tiết kiệm chi phí, với tỷ lệ sales off đến 50%. Tuy nhiên, việc mua sắm online sẽ khiến nhiều người mua vượt mức, vô độ các sản phẩm không thực sự cần thiết. Do suy nghĩ rẻ nên mua, tham rẻ sẽ khiến ví tiền thâm hụt nhanh hơn.
Bạn nên xác định rõ nhu cầu có thực sự cần thiết không, tránh tâm lý ham rẻ và mua phải sản phẩm không có giá trị sử dụng dẫn đến lãng phí.
Tiết kiệm tiền sẽ không còn quá khó khăn và phức tạp nếu bạn biết áp dụng đúng phương pháp. Nguyên tắc 6 cái lọ sẽ là công thức giữ tiền thông minh cho bất cứ ai, ở bất kỳ mức thu nhập nào. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các chủ doanh nghiệp đang loay hoay tìm giải pháp tiết kiệm và giữ tiền hiệu quả cho bản thân và cho doanh nghiệp.
Khóa huấn luyện Lập Kế hoạch kinh doanh thực chiến.
Giới thiệu khóa huấn luyện lập kế hoạch kinh doanh thực chiến tại đây.
Vui lòng liên hệ email thomastrinh@actioncoach.edu.vn và số điện thoại 0868 77 3939 để biết thêm chi tiết.
Đăng ký tham gia tại đây và nhận được CODE giảm giá ưu đãi nhất.
Nhà huấn luyện doanh nghiệp.
BusinessCOACH I ExecutiveCOACH.
MBA, Thomas Trịnh Toàn
(2) Comments