Thị trường chứng khoán thời gian gần đây trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, để thu hút được nguồn vốn khổng lồ, để giúp công ty phát triển và thu hồi khoản đầu tư sinh lợi của các chủ doanh nghiệp đã đầu tư trong quá khứ. Và đây là bài viết mô tả 5 bước xây dựng doanh nghiệp để lên được sàn chứng khoán.
5 bước xây dựng Doanh nghiệp để lên sàn chứng khoán là gì?
Khái niệm về 5 bước xây dựng doanh nghiệp để thành công.
Theo ActionCoach – Business Coaching thì “Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp Thương Mại sinh lời vận hành hiệu quả mà không cần chủ doanh nghiệp có mặt thường xuyên tại doanh nghiệp”…
Một số khái niệm khác đó là “Doanh nghiệp được xây dựng qua 5 bước để trở thành một cỗ máy sản xuất ra doanh thu và lợi nhuận (Cash Machine) cho người chủ doanh nghiệp”. Hay “đó là bộ máy mà có thể sản xuất ra được tiền và người chủ có thể bán bộ máy này Một phần hoặc bán toàn bộ với giá rất cao”…
Khi nào doanh nghiệp thành công và được niêm yết trên sàn chứng khoán?
Vốn điều lệ khi niêm yết trên sàn chứng khoán
Theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Riêng trên sàn Up-com thì vốn điều lệ là 10 tỉ đồng.
Thời gian và kết quả hoạt động khi niêm yết
– Yêu cầu hoạt động trên 01 năm dưới hình thức Công ty Cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán (trừ trường hợp Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá gắn với niêm yết).
– Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục trước thời điểm đăng ký niêm yết có lãi, cùng với đó là điều kiện không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết thị trường chứng khoán.
– Công ty có yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội liên quan đến xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xoá án tích.
Cơ cấu cổ đông các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
– Đại Hội đồng cổ đông đồng ý thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ thị trường chứng khoán.
– Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Trong trường hợp vốn điều lệ của Công ty phát hành từ 1000 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty.
Tổng quan 5 bước xây dựng doanh nghiệp và lên sàn chứng khoán?
- Chủ động – tạo nền móng vững chắc và loại bỏ sự hỗn loạn trong doanh nghiệp.
- Thị trường riêng (ngách) – Tạo ra thị trường riêng của doanh nghiệp không cạnh tranh về giá để luôn dự báo và được dòng tiền của doanh nghiệp.
- Đòn bẩy – đầu tu và xây dựng đủ đòn bẩy để mang lại hiệu quả lợi nhuận tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
- Đội ngũ nhân sự – rà soát, đào tạo và chọn lựa nhân sự chủ chốt để mở rộng và tạo tiền đề biến doanh nghiệp thành bộ máy vận hành tự động.
- Vận hành đồng bộ – Lãnh đạo và điều hành đội ngũ và mọi hoạt động của doanh nghiệp theo chiến lược, kế hoạch đã định – theo đúng quy trình và hệ thống đã được xây dựng để đạt mục tiêu chung.
Cuối cùng là chuẩn bị cho việc hoàn thành các thủ tục để cố phần hóa – IPO – Lên các sàn giao dịch như Up-COM, HNX hay HOSE.
Dưới đây là mô tả chi tiết 5 bước xây dựng doanh nghiệp và kết quả là lên sàn.
1. CHỦ ĐỘNG để xây dựng nền móng doanh nghiệp thành công
Khi hoàn hành bước 1 này các Chủ Doanh Nghiệp sẽ hạn chế được sự hỗn loạn trong doanh nghiệp, quản trị và chủ động được trong 4 lĩnh vực quan trọng, đó là:
1.1 Chủ động được “đích đến” cho một doanh nghiệp thành công.
Nghĩa là sẽ biết được Doanh nghiệp của mình sau 5 năm, 10 năm thậm chí 100 năm sẽ đi về đâu, trở thành một doanh nghiệp như thế nào về quy mô, doanh thu, độ phủ thị trường…
Chủ Doanh nghiệp xác định được Tầm nhìn, sứ mệnh, xây dựng được văn hoá doanh nghiệp, xác định được Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác cho 1 năm bằng bản Kế hoạch kinh doanh “thực chiến” kèm theo Kế hoạch hành động chi tiết…
Ngoài ra, một số chủ doanh nghiệp xác định luôn sau 5-7 năm sẽ đưa doanh nghiệp của mình lên sàn chứng khoán.
Tham khảo “8 bước xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp” tại đây.
Danh mục chủ động về “đích đến” cho một doanh nghiệp:
– Tầm nhìn – Sứ Mệnh – Giá trị Văn hoá.
– Chi tiết KH Kinh Doanh trong 10, 5, 3, 1 năm tới.
– Kế hoạch hành động 90 ngày (1 Quý).
– Bản KH Kinh Doanh của Cty bạn sẽ Như thế nào khi hoàn thành?
– Xây dựng lên TÀI SẢN gì dễ bán sau này?
1.2 Chủ động về “Thời gian” để từ đó ưu tiên cho việc phát triển doanh nghiệp
Chủ động được thời gian và chủ động mọi công việc trong khoảng thời gian của mình theo phân bổ thời gian như:
- Chủ doanh nghiệp dành 20% quỹ thời gian cho việc thiết lập Chiến lược công ty, xây dựng quy trình, hoàn hiện Vision, Mission, Corporate Culture, Objective và Goals… Ngoài ra, khung thời gian này để hoàn thành Bản kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch hành động hàng quý… Rà soát, hiệu chỉnh, điều chỉnh các hành động – rút kinh nghiệm để cải tiến hiệu quả mọi hoạt động. Đây là khoảng thời gian mà các chủ doanh nghiệp Work ON trên doanh nghiệp của mình.
- Dành 60% quỹ thời gian cho việc tập trung vào phát triển thị trường, khách hàng, doanh thu và lợi nhuận, đây là khung thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thực hiện các hoạt động Marketing, cải thiện quy trình bán hàng, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng và kiểm soát chặt chẽ dịch vụ khách hàng… Đây là khoảng thời gian các chủ doanh nghiệp phải work in để phát triển doanh nghiệp.
- Cần có 10% quỹ thời để xử lý các việc phát sinh ngoài dự kiến và hỗ trợ đội ngũ (TEAM); đây là các công việc Gấp nhưng không quan trọng – nhưng lưu ý là các việc này cần phải được xử lý để các công việc tiếp theo đi đúng mục tiêu, đúng định hướng và là điều kiện để chuyển qua công đoạn tiếp theo.
- Còn 10% quỹ thời gian còn lại để thư giãn, tái tạo sức lao động, làm tiền đề cho mọi sự sáng tạo và phát triển tư duy… hoặc xả stress (nếu có) để cân bằng Công việc và cuộc sống…
Chủ Doanh nghiệp cần xây dựng lịch làm việc cụ thể theo TUẦN bằng “thời khóa biểu – Default Diary” để mọi nhóm công việc được CHỦ ĐỘNG, xây dựng thói quen chốt lịch làm việc hàng ngày (to do list) bao gồm việc cá nhân, việc công ty và cả thời gian thư giãn hàng ngày của bản thân.
Khi các chủ doanh nghiệp thực hiện được các các hướng dẫn trên – công việc của các bạn sẽ luôn chủ động và quản trị được bản thân mình… Khi quản trị ký luật bản thân – chắc chắn các việc khó khăn hơn chúng ta nhất định làm được.
Danh mục kiểm tra chủ động về thời gian của chủ doanh nghiệp:
– Xác định thời gian Work IN và Work ON?
– Thời khoá biểu hàng ngày / hàng tuần / Tháng cho chính mình và đội nhóm (Default Diary)
– Kiểm soát cảm xúc của bản thân để tự kỷ luật bản thân.
– Xác định Đòn bẩy thời gian.
– Kế hoạch – Mục tiêu Hàng ngày
– Quy trình + hệ thống giao và phân quyền cho cấp dưới.
1.3 Chủ động về TÀI CHÍNH là nền tảng cho việc phát triển doanh nghiệp bền vững…
Một điều vô cùng quan trọng các chủ doanh nghiệp cần nhớ là “doanh nghiệp được lập ra để mang lợi nhuận về cho chủ đầu tư” – Dòng tiền chính là “dòng máu” của một doanh nghiệp và chính là một trong những nguồn lực chính để bạn phát triển doanh nghiệp lâu dài.
Xem thêm ví dụ về việc chuẩn bị tài chính cho việc phát triển doanh nghiệp bền vững.
Để chủ động về tài chính, các Chủ Doanh Nghiệp luôn phải biết được tiền thu vào (Cash in), tiền chi ra (Cash out), các khoản tiền khả dụng và Tài sản có thể thanh khoản để chủ động thanh toán các khoản thiết yếu như Lương, các hóa đơn đến hạn, tiền thuê Văn Phòng, Mặt Bằng…
Ngoài ra phải chủ động tiền để đầu tư phát triển thị trường và phát triển Khách hàng… chủ động để tiền sinh ra tiền… khi thừa tiền sẽ biết dùng ngay đầu tư cho việc gì… khi thiếu thì sẽ biết chủ động lấy/vay/huy động từ đâu, bán cái gì…?
Danh mục kiểm tra Chủ động về tài chính để phát triển doanh nghiệp thành công…
– Báo cáo lãi lỗ hàng tháng (P/L – Profits & Lost)
– Bảng cân đối tài khoản (Vốn / Tài sản)
– Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow) – hàng ngày, tuần, tháng, dự án.
– Điểm / doanh thu hoà vốn (Ngày / tháng / năm)
– Doanh thu đạt Lãi kỳ vọng? – Là mục tiêu doanh thu để đạt mức Lợi nhuận mục tiêu.
– Phải thu / phải trả (kế hoạch) – lịch trình và quy chế theo dõi công nợ
– Tỉ suất lợi nhuận… Sản phẩm nào mang lại Lợi Nhuận cao nhất
– KPI’s Dashboard về tài chính (Financial Projection).
– Định kỳ kiểm tra giá vốn / giá bán, hàng tồn kho (kiểm kê).
1.4 Chủ động về Chuỗi cung ứng sẽ quyết định giá trị của doanh nghiệp thành công
Định được rõ phân khúc (Customer Segmentation) Khách hàng, xây dựng bộ máy vận hành và tiêu chuẩn của Nội bộ công ty, của các nhà cung cấp để phục vụ đúng Phân khúc khách hàng đã lựa chọn…
Lưu ý các chủ doanh nghiệp:
Nếu chọn phân khúc Khách hàng cao cấp – thì bộ máy nội bộ công ty phải “cao cấp” và tất nhiên các Nhà cung câp cũng cần phải “cao cấp” tương xứng thì mới phục vụ được và giữ chân được khách hàng. Nếu Phân khúc khách hàng CAO CẤP mà bộ máy công ty “thấp cấp” thì sẽ không bán được sản phẩm – dịch vụ, Khách hàng sẽ không quay lại.
Ngược lại, nếu phân khúc khách hàng của công ty bạn là “thấp cấp” mà bạn xây dựng công ty tầm “cao cấp” và các nhà cung cấp cao cấp thì bạn sẽ không có lợi nhuận…
và ….
Chủ động chuỗi cung ứng giúp các chủ Doanh Nghiệp chủ động được về thời gian Nhận hàng, sản xuất chế biến hàng và chủ động trong khâu giao hàng, ngoài ra sẽ chủ động được Dòng tiền tại mục 1.3…
Bên cạnh đó, việc xác định được phân khúc của Khách hàng đầu ra rõ ràng sẽ giúp công ty xác định được việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân viên hợp lý, chọn nhà cung cấp cùng phân khúc để đảm bảo chất lượng và uy tín…
Nói tóm lại là nếu Khách hàng Cao Cấp thì Công ty phải đầu tư Cao cấp và các nhà cung cấp cũng phải Cao cấp…
Ngược lại, nếu KH thấp cấp thì nội bộ công ty cũng chỉ cần đầu tư vừa phải, mua hàng cấp thấp để tối đa hoá lợi nhuận. Nghĩa là 3 nhà, nhà Cung cấp – Nhà mình – khách hàng phải cùng 1 đẳng cấp…
Chủ động chuỗi cung ứng, đồng nghĩa với việc chăm sóc khách hàng theo hệ thống, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng nhất quán “ngàn sản phẩm như một, phục vụ trăm khách hàng như một, trăm nhân viên phục vụ khách hàng như một…”
Qua phần Chủ động này, các công ty cần có đủ bộ Quy trình vận hành, kiểm soát đầu vào của sản phẩm – kiểm soát đầu ra của sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn bán hàng và dịch vụ khách hàng… bằng các quy trình thao tác chuẩn SOP…
Danh mục kiểm tra xây dựng chủ động chuỗi cung ứng:
– Lịch biểu rõ ràng và nhất quán việc Liên hệ với Khách hàng mới và hiện hữu?
– Hệ thống hoá cho sự nhất quán dịch vụ khách hàng
– Kiểm tra và đo lường đánh giá phản hồi của Khách Hàng…
– Danh sách Top 20% Khách Hàng mang đến 80% Doanh thu cho công ty?
– Quy trình xem xét Hợp Đồng, Nhà cung cấp, bán hàng… liên quan chuỗi cung ứng… Được viết ra rõ ràng?
– Các chính sách Bảo hành, Chăm Sóc Khánh Hàng nhất quán.
– Tự kiểm tra đánh giá lại quy trình và hệ thống (internal Audit) mỗi 6 tháng.
BƯỚC 2: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG NGÁCH tạo đà cho doanh nghiệp phát triển thành công
Khi xây dựng được thành công bước thị trường ngách này thì Doanh Nghiệp luôn có thể dự báo được DÒNG TIỀN trong tương lai gần chính xác…
Ví dụ là mới đầu tháng 11 thôi, Công ty có thể dự báo được tiền vào (Cash IN) của tháng 11 và thậm chí cả tháng 12 tới qua công thức và việc kiểm tra – đo lường.
Thị trường ngách của doanh nghiệp thành công là gì?
Thị trường ngách là gì? Là thị trường mà nơi ấy công ty bạn không phải cạnh tranh với đối thủ về giá, khách hàng chọn bạn vì sự cam kết, vì uy tín của bạn, vì quy trình chăm sóc và phục vụ của bạn, vì công ty bạn có “cái” mà không đối thủ nào có được đó là USP (USP – Unique Selling Proposition).
Thị trường ngách khi xây dựng được thì Doanh nghiệp không bị cạnh tranh về giá với các đối thủ khác, vì khi đó khách hàng không quan tâm giá rẻ mà người ta quan tâm đến sự đặc biệt của Sản Phẩm và dịch vụ công ty ban cung cấp, quan tâm tính ưu việt và khác biệt của dịch vụ, quan tâm tính độc đáo của văn hoá công ty và vai trò của người chủ công ty.
Ngoài ra khách hàng còn quan tâm đến các Cam kết mà công ty có thể mang lại cho Khách hàng… Các cam kết giúp khách hàng An tâm và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm của công ty bạn.
Khi xây dựng được thị trường ngách thì Doanh Nghiệp chỉ cần duy trì để hệ thống này để mang lại doanh thu một cách tự động như là 1 cỗ máy sinh ra Doanh thu, dự báo được dòng tiền trong tương lai và tiếp tục đầu tư phát triển công ty
Lợi ích của việc tạo lập được thị trường ngách cho doanh nghiệp?
Trước tiên là giúp chủ doanh nghiệp luôn có số liệu rõ ràng về số lượng khách hàng tiềm năng cần có, tỉ lệ chuyển đổi từ KHTN thành khách hàng, giá trị mỗi đơn hàng khách hàng mua hàng, khách hàng có quay lại mua hàng nữa hay không… từ đó đề ra các chiến lược hữu hiệu nhất để tối ưu hoá doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ luôn dự báo được dòng tiền vào (Cash-in) để có chiến lược đầu tư cho sự lớn mạnh của công ty.
Sau đó chủ Doanh Nghiệp sẽ nghĩ đến tối ưu hoá lợi nhuận. Riêng việc xây dựng bước 2 này… chúng tôi có hơn 360 chiến lược đã được đo lường, kiểm chứng và xác định tính hữu hiệu trên 83 quốc gia trên toàn cầu… Các chủ Doanh Nghiệp chỉ cần CHỌN các chiến lược phù hợp với công ty và điểm mạnh của mình để áp dụng, triển khai…
BƯỚC 3: Xây dựng và củng cố các Đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thành công.
Để giúp doanh nghiệp tối ưu hoá lợi nhuận.
Ở bước này doanh nghiệp tính đến hiệu quả ngày càng tăng của hoạt động kinh doanh, cải thiện khả năng sinh lời cho mỗi hoạt động đầu tư…
Chúng tôi có 4 Phương pháp để hệ thống hoá, xây dựng đòn bẩy với hơn 70 chiến lược cho các chủ Doanh Nghiệp dễ dàng lựa chọn và áp dụng phù hợp từng loại hình Doanh Nghiệp, cá tính và điểm mạnh / yếu của các chủ Doanh Nghiệp…
4 cách xây dựng đòn bẩy là:
3.1 Nhân sự và Đào tạo sẽ giúp bạn xây dựng doanh nghiệp thành công
Xây dựng sơ đồ tổ chức ỔN ĐỊNH cho lâu dài, Xây dựng chức năng nhiệm vụ cho các bộ phận chuyên môn, từ đó xây dựng bảng Mô tả công việc cho các vị trí công việc trong sơ đồ tổ chức (lưu ý là không xây dựng Mô tả công việc cho “con người” mà xây dựng Mô tả công việc cho Vị trí trong Sơ đồ tổ chức) đào tạo con người để chuẩn hoá và đảm đương được đầy đủ các vị trí trong hệ thống…
Nếu ai từng là tín đồ của BSC – Balanced Score Card thì đây chính là yếu tố Học hỏi và phát triển, gôc rễ của mọi sự phát triển trong một doanh nghiệp thành công bền vững…
3.2 Thử nghiệm và đo lường liên tục để tìm ra “công thức, giải pháp” tối ưu giúp doanh nghiệp thành công bền vững.
Liên tục thử nghiệm, đo lường, rút kinh nghiệm để cải tiến, bằng cách sử dụng hiệu quả các công cụ, ghi nhận, so sánh, đánh giá liên tục… để cải tiến liên tục qua mỗi ngày.
3.3 Đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ giúp bạn phát huy tối đa nguồn lực, phát triển doanh nghiệp thành công bền vững
Xây dựng chuẩn hoá toàn bộ quy trình – hệ thống hoá Doanh Nghiệp gồm có 9 bước… khi đã nhuần nhuyễn và tối ưu trên thực tế và paper-work thì mới đi ứng dụng công nghệ, phần mềm vào để chuẩn hoá, biến các thao tác trên giấy thành các cú Click chuột để đúng quy trình, đúng bước, lưu trữ được data, dùng các template…
Làm cho công việc NHANH HƠN, chuẩn hơn và đúng 100% bước quy định, kiểm soát tự động và đối chiếu chéo…
3.4 Đòn bẩy Cung cấp và phân phối giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và thành công vững.
Phần này tôi không cần nói chiều vì đã là chủ Doanh Nghiệp thì 100% đều biết tại sao đây là đòn bẩy quan trọng… đòn bẩy này giúp cho giảm được chi phí, tăng được doanh thu, giảm chi phí “mua” khách hàng, tăng giá trị dòng đời Sản Phẩm… tối ưu hoá lợi nhuận và dòng tiền…
BƯỚC 4: Xây dựng hoàn thiện đội ngũ giúp Doanh nghiệp bền vững mang lại giá trị cao.
ĐỂ TĂNG TRƯỞNG CÔNG TY VỀ SỐ LƯỢNG, CHIỀU NGANG, CHIỀU SÂU… HAY NÓI KHÁC ĐI LÀ NHÂN RỘNG CÔNG TY, CƠ CẤU PHÁT TRIỂN… KHI XÂY DỰNG ĐƯỢC BƯỚC NÀY HOÀN THIỆN THÌ CHỦ NGHIỆP BẮT ĐẦU NGHĨ ĐẾN VIỆC KHÔNG CÒN TRỰC TIẾP ĐIỀU HÀNH CÔNG TY NỮA…
Công ty vận hành chủ động và trở thành cỗ máy sinh ra tiền cho chủ Doanh Nghiệp… các bạn có thể tham khảo “Kim tứ đồ” để biết rõ hơn về vấn đề này. Lúc này người chủ Doanh Nghiệp thật sự trở thành các Business Owner – LÀM CHỦ VIỆC KINH DOANH chứ không còn là Self-employed – LÀM THUÊ CHO CHÍNH MÌNH…
CHÚNG TÔI CÓ 6 chìa khoá (6 keys) để từng bước xây dựng được TEAM (Together Everyone Achieve More), đó là:
4.1 Strong Leader: Lãnh đạo giỏi sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thành công
Team phải được lãnh đạo bởi một Leader đúng nghĩa… Nếu chủ DN chưa có thì phải học… từng bước trở thành 1 Leader thực thụ… nếu làm không được thì phải chọn 1 leader đúng nghĩa… Hay 1 CEO chẳng hạn…
Tham khảo thêm về 5 cấp độ lãnh đạo qua mọi thời đại tại đây.
4.2 Common Goals: Mục tiêu chung là đích đến của mọi thành viên trong doanh nghiệp
Cả team phải thống nhất chung một mục tiêu… trong quản trị thì nói là MỤC TIÊU CHUNG… mọi hoạt động, tư duy và chiến lược của công ty, mọi nguồn lực phải được dùng để phục vụ mục tiêu chung này. Team phải chung tầm nhìn, chung sứ mệnh và chung mục tiêu…
Xem thêm về 5 lý do doanh nghiệp không thể đạt mục tiêu chung tại đây.
4.3 Rules of the Game: Luật chơi luôn được áp dụng công bằng và khách quan trong doanh nghiệp để thành công bền vững
Phải xây dựng được một luật chơi chung cho cả team, quy chế ứng xử hoặc các quy chế – quy định cho tất cả các thanh viên tham gia trong hệ thống này… Cho dù trời có sập thì không một ai được bẻ gãy Rules này. tất cả tuân theo 3Q: Quy trình – Quy định – Quy chế đã được ban hành…
4.4 Action Plan: Chỉ có kế hoạch hành động mới giúp doanh nghiệp bạn đạt mục tiêu và đi đến thành công bền vững
Có kế hoạch hành động được thống nhất thông qua theo nguyên tắc MỘT CHỈ HUY thống nhất 1 tư lệnh. Tuân thủ tuyệt đối Action Plan – Kế hoạch hành động theo đúng 3W và 1H…
Kế hoạch hành động 90 ngày – 13 tuần – 1 quý tại đây.
4.5 Take Risk together: Chia sẻ mọi rủi ro nếu có để cùng đi đến thành công.
Chia sẻ cùng nhau cả rủi ro và chia sẻ lợi nhuận. Giao quyền cho cấp dưới thì phải tin tưởng… đạt được thành quả thì là thành quả chung và lỡ xảy ra rủi ro thì là của chủng và cùng chịu. KHông đổ lỗi hay bào chữa hay phủ nhận (The Point of Power)
4.6 Involve 100%: Tham gia 100% để vận hành hết công suất của đội ngũ thành công
Tất cả các thành viên trong đội ngũ tham gia công sức 100%… nếu không thể thì đứng sang 1 bên để các Thành Viên có tham gia 100% gánh vác…tránh trường hợp bên trong thì kéo tới – bên ngoài đẩy lui… chúng tôi có 16 xy-lanh để đẩy cỗ máy tiến về phía trước.
Tham khảo khóa huấn luyện teamRICH tại đây.
Tham khảo đào tạo IN-HOUSE – đào tạo theo yêu cầu tại đây.
BƯỚC 5: Vận hành đồng bộ để xây dụng doanh nghiệp của bạn thành công và không cần bạn.
Thực thi chiến lược thống nhất. Thưc thi kế hoạch nhất quán toàn bộ hệ thống thông qua các công cụ lập chiến lược và thực thi chiến lược tối ưu áp dụng thành công trên toàn cầu.
Tham khảo công cụ OGSM tại đây. OGSM là công cụ gì?
Tham khảo công cụ Business Model Canvas tại đây.
Biến toàn bộ hệ thống hoạt động theo 1 chương trình thống nhất cho cả Trăm hay cả ngàn chi nhánh, cửa hàng hay các công ty thành viên…
Toàn bộ hệ thống biến thành cỗ máy sinh ra tiền – theo theo nghĩa Hoa kỳ là Oil machine…
Lúc này chủ công ty có doanh thu THỤ ĐỘNG, lợi nhuận Thụ động và bắt đầu thu và đếm tiền theo Giây (chứ không phải theo PHÚT)… lúc này các người chủ công ty chỉ làm nhiệm vụ duy trì SỨ MỆNH và TẦM NHÌN của công ty, tập đoàn, bắt đầu dùng tiền “CÓ” được từ các khoản Lãi để đầu tư mở rộng hay chuyên sâu theo tầm nhìn từ ban đầu…
Người chủ Monitoring công ty (not Running) là đích đến khá dễ hình dung cho khái niệm về một doanh nghiệp thành công.
KẾT QUẢ của 5 bước xây dựng thành doanh nghiệp là gì?
Các chủ doanh nghiệp quan tâm đến một số kết quả to lớn như sau?
Giám sát để công ty đạt mục tiêu chứ không phải điều hành nó?
Bán một phần công ty (bán cổ phần)?
Bán toàn bộ công ty với giá rất cao?
Đưa công ty lên sàn chứng khoán?
Chuyển giao thành công cho thế hệ kế cận với nhiều cổ đông?
Xây dựng được hệ thống nhượng quyền?
Nhân bản công ty thành nhiều công ty con và chi nhánh hoạt động đồng bộ?
NGƯỜI CHỦ LÚC NÀY ĐẠT ĐƯỢC CẤP ĐỘ CAO NHẤT TRONG KIM TỨ ĐỒ LÀ TRỞ THÀNH CÁC NHÀ ĐẦU TƯ…
HỌ CÓ THỜI GIAN VÀ MỐI QUAN HỆ… HỌ BẮT TIỀN SINH RA TIỀN, BẮT TIỀN SINH RA THỜI GIAN VÀ BẮT TIỀN TINH RA TIỀN NHIỀU HƠN…
Lúc này các Chủ doanh nghiệp là các Investors có đủ Thời Gian, các mối quan hệ và tiền để đầu tư sinh ra tiền nhiểu hơn.
Họ chính là các DOANH NHÂN đúng nghĩa… họ có thể chuyển giao công ty cho thế hệ tiếp theo, cổ phần và đưa lên sàn CK, bán công ty nếu họ muốn được giá rất cao…
Cho dù họ ko có mặt ở công ty thì Công ty ở khắp các nơi trên trái đất này vẫn mang lai doanh thu, lợi nhuận đều đặn cho họ…
Lúc này người ta sẽ hỏi họ KHI HỌ ĐÁNH RƠI 1.000 USD là “mỗi GIÂY ông có thêm 100.000 USD… vậy việc cúi xuống nhặt 1.000 USD kia tốn 5-7 giây… liệu có đáng để cúi xuống nhặt 1.000 USD hay không”?…
Lời kết về 5 bước xây dựng doanh nghiệp và lên sàn…
Các Doanh chủ thân yêu, các Doanh chủ có muốn áp dụng và vận hành các bước này cho Công ty của mình không? Nghe và đọc thì thấy qua dễ đúng không nào. Nếu chỉ đọc và nghe mà làm được thì trái đất này có hơn 7 tỉ tỉ phú rồi…
Vậy làm cách nào các Doanh chủ có thể thực hiện được?
Hãy NGHĨ LỚN và làm từng bước một…
Bước đầu tiên cần làm là lấy điện thoại ra và liên hệ ngay với 1 Nhà huấn luyện doanh nghiệp mà bạn tin tưởng, cùng đam mê, cùng nét văn hoá… để cùng thực hiện mục tiêu to lớn của đời mình.
Đây là 5 bước để xây dựng một doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững. Hãy nhớ rằng để đạt được kết quả này, bạn phải thực hiện hành động lớn và hành động ngay từ khi doanh nghiệp bạn đặt viên gạch đầu tiên đó là xác định “ĐÍCH ĐẾN” to lớn cho doanh nghiệp của mình.
Tìm hiểu thêm về 5 bước xây dựng doanh nghiệp và đăng ký tham dự MIỄN PHÍ tại đây.
Hoặc liên hệ số điện thoại 0868.77.39.39 gặp trực tiếp Nhà huấn luyện doanh nghiệp để được tư vấn.
Nhà huấn luyện doanh nghiệp cùng bạn triển khai 5 bước xây dựng doanh nghiệp.
Business COACH I Executive COACH I Chuyên gia tái cấu trúc doanh nghiệp.
(1) Comment