5 bước xây dựng doanh nghiệp thành công dưới đây sẽ giúp Chủ Doanh Nghiệp có một cái nhìn bao quát để biết nó sẽ trông như thế nào khi hoàn thành và đặt nền móng vững chắc để hỗ trợ kết quả cuối cùng.
5 bước xây dựng doanh nghiệp thành công
Việc xây dựng doanh nghiệp cũng giống như việc xây dựng tòa lâu đài hay một công trình kiến trúc vĩ đại của riêng Chủ Doanh Nghiệp. Bạn muốn xây dựng một tòa lâu đài rộng lớn, lộng lẫy… thì việc đầu tiên là phải có một nền móng thật chắc chắn. 5 bước xây dựng doanh nghiệp thành công dưới đây sẽ giúp Chủ Doanh Nghiệp có một cái nhìn bao quát để biết nó sẽ trông như thế nào khi hoàn thành và đặt nền móng vững chắc để hỗ trợ kết quả cuối cùng.
Việc xây dựng doanh nghiệp cũng giống như việc xây dựng tòa lâu đài
5 Bước xây dựng doanh nghiệp là gì?
Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, hoặc tầm nhìn và hướng đi của bạn thay đổi, điều quan trọng là Chủ doanh nghiệp phải kiểm tra lại nền tảng hiện tại có đủ mạnh mẽ để hỗ trợ mức tăng tưởng tiếp theo hay không. Điều này sẽ đảm bảo kết quả bền vững. Cũng như bất kỳ tòa nhà hoặc công trình nào quá lớn đối với nền móng hoặc hệ thống hỗ trợ của nó, cuối cùng rồi nó cũng sẽ sụp đổ.
5 Bước để xây dựng doanh nghiệp sẽ giúp Chủ Doanh nghiệp chuẩn bị cho IPO, chuyển giao cho thế hệ tiếp theo, hoặc rút ra khỏi sự điều hành doanh nghiệp…
Trong bài biết này, tôi xin chia sẻ từng bước cụ thể như sau:
Bước 1: CHỦ ĐỘNG (MASTERY)
Khi hoàn hành bước 1 này các Chủ DN sẽ hạn chế được sự hỗn loạn trong doanh nghiệp, quản trị và chủ động được trong 4 lĩnh vực quan trọng, đó là:
Chủ động trong doanh nghiệp, quản trị và chủ động được trong 4 lĩnh vực quan trọng
1.1 Chủ động được “đích đến”
Nghĩa là sẽ biết được Doanh nghiệp của mình sau 5 năm, 10 năm thậm chí 100 năm sẽ đi về đâu… Nghĩa là DN xác định được Tầm nhìn, sứ mệnh, xây dựng được văn hoá doanh nghiệp, xác định được Mục tiêu về doanh thu, lọi nhuận và các chỉ tiêu khác cho 1 năm…
1.2 Chủ động về Thời gian:
Quản trị được thời gian và chủ động mọi công việc trong khoảng thời gian của mình theo phân bổ thời gian như: 20% quỹ thời gian cho Chiến lược công ty, xây dựng quy trình, hoàn hiện Vision, Mision, Corporate Culture, Goals… 60% cho việc tập trung vào phát triển thị trường, khách hàng, doanh thu và lợi nhuận, 10% để xử lý các việc phát sinh ngoài dự kiến và hỗ trợ đội ngũ (TEAM); 10% còn lại để thư giãn hoặc xả stress (nếu có) để cân bằng Công việc và cuộc sống… Xây dựng lịch làm việc cụ hể hàng ngày bao gồm việc cá nhân, việc công ty và cả thời gian thư giãn hàng ngày của bản thân.
1.3 Chủ động về Tiền…
Chủ DN luôn phải biết được tiền thu vào (Cash in), tiền chi ra (Cash out), các khoản tiền và TS có thể thanh khoản để chủ động thanh toán các khoản thiết yếu như Lương, các hóa đơn đến hạn, tiền thuê VP, MB… Và chủ động tiền để đầu tư phát triển thị trường và phát triển Khách hàng… Chủ động để tiền sinh ra tiền… Khi thừa sẽ biết dùng ngay cho việc gì… Khi thiếu thì sẽ biết chủ động lấy từ đâu, bán cái gì…?
1.4 Chủ động về Chuỗi cung ứng:
Định được rõ cấp độ (Level) của Khách hàng, của Nội bô công ty, của các nhà cung cấp… Chủ động chuỗi cung ứng giúp các chủ DN chủ động được về thời gian Nhân hàng, sản xuất chế biến hàng và chủ động trong khâu giao hàng, ngoài ra sẽ chủ động được Dòng tiền tại mục 1.3… Bên cạnh đó, việc xác định được Level của Khách hàng đầu ra sẽ giúp Chủ DN xác định được việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân viên hợp lý, chọn nhà cung cấp cùng level để đảm bảo chất lượng và uy tín… Nói tóm lại là nếu Khách hàng Cao Cấp thì Công phải đầu tư Cao cấp và các nhà cung cấp cũng phải Cao cấp… Ngược lại, nếu KH thấp cấp thì cả công cũng chỉ cần đầu tư vừa phải, mua hàng cấp thấp để tối đa hoá lợi nhuận. Nghĩa là 3 nhà, nhà Cung cấp – Nhà mình – khách hàng phải cùng 1 đẳng cấp…
BƯỚC 2: XÂY DỰNG ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG NGÁCH (NICHE – THỊ TRƯỜNG CỦA RIÊNG MÌNH)
Khi xây dựng được bước này thì DN luôn có thể dự báo được DÒNG TIỀN… Nghĩa là mới đầu tháng 11 thôi, Công ty có thể dự báo được tiền vào của tháng 11 và thâm chí cả tháng 12 tới…
Thị trường ngách khi xây dựng được thì DN không bị cạnh tranh về giá với các đối thủ khá
Thị trường ngách khi xây dựng được thì DN không bị cạnh tranh về giá với các đối thủ khác, vì khi đó người mua không quan tâm giá rẻ mà người ta quan tâm đến sự đặc biệt của SP, tính ưu việt và khác biệt của dịch vụ, tính độc đáo của văn hoá công ty và vai trò của người chủ công ty, ngoài ra khách hàng quan tâm đến các Cam kết mà công ty có thể mang lại cho Khách hàng… Khi xây dựng được thị trường ngách thì DN chỉ cần duy trì để hệ thống này mang lại doanh thu một cách tự động như là 1 cỗ máy sinh ra Doanh thu… Sau đó chủ DN sẽ nghĩ đến tối ưu hoá lợi nhuận. Riêng việc xây dựng bước 2 này… Chúng tôi có hơn 360 chiến lược đã được đo lường, kiểm chứng và xã định tính hữu hiệu trên 83 quốc gia trên toàn cầu… Các chủ DN chỉ cần CHỌN các chiến lược phù hợp với công ty và điểm mạnh của mình để áp dụng, triển khai…
BƯỚC 3: XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CÁC ĐÒN BẨY TRONG KINH DOANH
Xây dựng và củng cố các đòn bẩy trong kinh doanh để tối đa hoá lợi nhuận, lúc này DN hướng đến tính hiệu quả của việc kinh doanh, sinh lãi càng nhiều càng tốt cho doanh nghiệp…
Xây dựng và củng cố các đòn bẩy trong kinh doanh để tối đa hoá lợi nhuận
Tại TCBD chúng tôi có 4 Phương pháp để hệ thống hoá, xây dựng đòn bẩy với gần 70 chiến lược cho các chủ DN lựa chọn và áp dụng phù hợp từng loại hình DN, cá tính và điểm mạnh / yếu của các chủ DN… 4 cách xây dựng đòn bẩy là:
3.1 Nhân sự và Đào tạo…
Xây dựng sơ đồ tổ chức ỔN ĐỊNH cho lâu dài, xây dựng bảng MTCV cho các vị trí công việc trong sơ đồ tổ chức (lưu ý là không xây dựng MTCV cho “con người” mà xây dựng MTCV cho Vị trí trong SĐTC) đào tạo con người để chuẩn hoá và đảm đương được đầy đủ các vị trí trong hệ thống… Nếu ai từng là tín đồ của BSC thì đây chính là yếu tố Học hỏi và phát triển…
3.2 Kiểm tra và đo lường (liên tục và ghi nhận để cải tiến) bằng các công cụ, ghi nhận, so sánh, đánh giá liên tục… Để cải tiến liên tục
3.3 Đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ:
Xây dựng chuẩn hoá toàn bộ quy trình – hệ thống hoá DN gồm có 9 bước… Khi đã nhuần nhuyễn và tối ưu trên thực tế và paperwork thì mới đi ứng dụng công nghệ, phần mềm vào để chuẩn hoá, biến các thao tác trên giấy thành các cú Click chuột để đúng quy trình, đúng bước, lưu trữ được data, dùng các template… Làm cho công việc NHANH HƠN, chuẩn hơn và đúng 100% bước quy định, kiểm soát tự động và đối chiếu chéo…
3.4 Đòn bẩy Cung cấp và phân phối…
Phần này tôi không cần nói chiều vì đã là chủ DN thì 100% đều biết tại sao đây là đòn bẩy quan trọng… Đòn bẩy này giúp cho giảm được chi phí, tăng được doanh thu, giảm chi phí “mua” khách hàng, tăng giá trị dòng đời SP… Tối ưu hoá lợi nhuận và dòng tiền…
BƯỚC 4: XÂY DỰNG HOÀN THIỆN ĐỘI NGŨ
Để tăng trưởng công ty về số lượng, chiều ngang, chiều sâu… Hay nói khác đi là nhân rộng công ty, cơ cấu phát triển… Khi xây dựng được bước này hoàn thiện thì chủ dn bắt đầu nghĩ đến việc không còn trực tiếp điều hành công ty nữa… Công ty vận hành chủ động và trở thành cỗ máy sinh ra tiền cho chủ DN… Các bạn có thể tham khảo “Kim tứ đồ” để biết rõ hơn về vấn đề này. Lúc này người chủ DN thật sự trở thành các Business Owner – LÀM CHỦ VIỆC KINH DOANH chứ không còn là Self-employed – LÀM THUÊ CHO CHÍNH MÌNH…
Công ty vận hành chủ động và trở thành cỗ máy sinh ra tiền cho chủ DN
CHÚNG TÔI CÓ 6 chìa khoá (6 keys) để từng bước xây dựng được TEAM (Together Everyone Achieve More), đó là:
4.1 Strong Leader:
Team phải được lãnh đạo bởi một Leader đúng nghĩa… Nếu chủ DN chưa có thì phải học… từng bước trở thành 1 Leader thực thụ… nếu làm không được thì phải chọn 1 leader đúng nghĩa… Hay 1 CEO chẳng hạn…
4.2 Common Goals:
Cả team phải thống nhất chung một mục tiêu… trong quản trị thì nói là MỤC TIÊU CHUNG… mọi hoạt động, tư duy và chiến lược của công ty, mọi nguồn lực phải được dùng để phục vụ mục tiêu chung này. Team phải chung tầm nhìn, chung sứ mệnh và chung mục tiêu…
4.3 Rules of the Game:
Phải xây dựng được một luật chơi chung cho cả team, quy chế ứng xử hoặc các quy chế – quy định cho tất cả các thanh viên tham gia trong hệ thống này… Cho dù trời có sập thì không một ai được bẻ gãy Rules này. tất cả tuân theo 3Q: Quy trình – Quy định – Quy chế đã được ban hành…
4.4 Action Plan:
Có kế hoạch hành động được thống nhất thông qua theo nguyên tắc MỘT CHỈ HUY thống nhất 1 tư lệnh. Tuân thủ tuyệt đối ActionPlan theo đúng 3W và 1H…
4.5 Take Risk together:
Chia sẻ cùng nhau cả rủi ro và chia sẻ lợi nhuận. Giao quyền cho cấp dưới thì phải tin tưởng… đạt được thành quả thì là thành quả chung và lỡ xảy ra rủi ro thì là của chủng và cùng chịu. KHông đổ lỗi hay bào chữa hay phủ nhận (The Point of Power)
4.6 Involve 100%:
Tất cả các thành viên trong team tham gia công sức 100%… nếu không thể thì đứng sang 1 bên để các TV có tham gia 100% gánh vác…tránh trường hợp bên trong thì kéo tới – bên ngoài đẩy lui… chúng tôi có 16 xylanh để đẩy cỗ máy tiến về phía trước.
BƯỚC 5: VẬN HÀNH ĐỒNG BỘ…
Biến toàn bộ hệ thống hoạt động theo 1 chương trình thống nhất cho cả Trăm hay cả ngàn chi nhánh, cửa hàng hay các công ty thành viên…
Toàn bộ hệ thống biến thành cỗ máy sinh ra tiền – theo theo nghĩa Hoa kỳ là Oil machine
Toàn bộ hệ thống biến thành cỗ máy sinh ra tiền – theo theo nghĩa Hoa kỳ là Oil machine… lúc này chủ công ty có doanh thu THỤ ĐỘNG, lợi nhuận Thụ động và bắt đầu thu và đếm tiền theo Giây (chứ không phải theo PHÚT)… lúc này các người chủ công ty chỉ làm nhiệm vụ duy trì SỨ MỆNH và TẦM NHÌN của công ty, tập đoàn, Monitoring công ty (not Running), bắt đầu dùng tiền “CÓ” được từ các khoản Lãi để đầu tư mở rộng hay chuyên sâu theo tầm nhìn từ ban đầu…
KẾT QUẢ kỳ vọng sau 5 bước xây dựng doanh nghiệp là gì?
Người chủ lúc này đạt được cấp độ cao nhất trong kim tứ đồ là trở thành các nhà đầu tư… Họ có thời gian và mối quan hệ… Họ bắt tiền sinh ra tiền, bắt tiền sinh ra thời gian và bắt tiền tinh ra tiền nhiều hơn…
Người chủ lúc này đạt được cấp độ cao nhất trong kim tứ đồ là trở thành các nhà đầu tư
Lúc này các Investor có đủ Thời Gian, các mối quan hệ và tiền để đầu tư sinh ra tiền nhiều hơn… Họ chính là các DOANH NHÂN đúng nghĩa… họ có thể chuyển giao công ty cho thế hệ tiếp theo, cổ phần và đưa lên sàn CK, bán công ty nếu họ muốn được giá rất cao… cho dù họ không có mặt ở công ty thì Công ty ở khắp các nơi trên trái đất này vẫn mang lai doanh thu, lợi nhuận đều đặn cho họ… lúc này người ta sẽ hỏi họ KHI HỌ ĐÁNH RƠI 1000 USD là “mỗi GIÂY ông có thêm 100.000 USD… vậy việc cúi xuống nhặt 1000 USD kia tốn 5-7 giây… liệu có đáng để cúi xuống nhặt 1000 USD hay không”?…
Lời kết:
Các Doanh chủ thân yêu, các Doanh chủ có muốn áp dụng và vận hành các bước này cho Công ty của mình không? Nghe và đọc thì thấy qua dễ đúng không nào. Nếu chỉ đọc và nghe mà làm được thì trái đất này có hơn 7 tỉ tỉ phú rồi… Vậy làm cách nào các Doanh chủ có thể thực hiện được? Hãy NGHĨ LỚN và làm từng bước một…
Bước đầu tiên cần làm là lấy điện thoại ra và liên hệ ngay với Business Coach của TCBD cùng đam mê, cùng nét văn hoá… nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- 12 Bước xây dựng quy trình thao tác chuẩn – SOP
- 10 điều nên biết khi thuê nhà Huấn luyện Doanh nghiệp
- 4 “Bí kíp” Xây Dựng Một Đội Ngũ Bán Hàng Xuất Sắc
- 5 Bước Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp
- 9 Công Thức Các Doanh Nghiệp Start-up Cần Biết Để Thành Công
- 9 bước giúp bạn Lập KẾ HOẠCH KINH DOANH Thực Chiến