Phương pháp quy nạp và diễn dịch trong Huấn luyện doanh nghiệp

phương pháp diễn dịch và quy nạp

Phương pháp quy nạp và diễn dịch trong Huấn luyện doanh nghiệp? Trong hầu hết các chương trình Đào tạo và huấn luyện cho các tổ chức cá nhân, ngoài các phương pháp như Khai vấn, khai mở, thực hành v.v… người ta còn đề cập nhiều đến phương pháp Quy nạp và diễn dịch. Để giúp các bạn hiểu rõ phương pháp này, nhà huấn luyện doanh nghiệp Thomas Trịnh Toàn chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết về khái niệm Quy nạp và diễn dịch trong đào tạo và huấn luyện trong môi trường doanh nghiệp và phát triển kinh doanh.

Quy nạp và diễn dịch là gì?

Định nghĩa Quy nạp là gì?

Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó rút ra kết luận về đặc điểm chung của các doanh nghiệp SMEs nói chung.

Tham khảo thêm 5 bước xây dựng 1 công ty để “lên sàn chứng khoán. TẠI ĐÂY.

Phương pháp Quy nạp là gì

Định nghĩa Diễn dịch là gì?

Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn.

Ví dụ: Với những kiến thức chung về Quản trị xây dựng và phát triển một doanh nghiệp, chúng tôi và các chủ doanh nghiệp tham gia coaching (khai vấn) để tìm hiểu cụ thể các điểm mạnh riêng của từng doanh nghiệp, từng quản lý, từng nhân viên để từ đó truyền cảm hứng hoặc giao công việc theo thế mạnh từng nhân sự.

Tham khảo thêm về DISC hoặc Motivator để hiểu thêm về từng cá nhân. TẠI ĐÂY.

phương pháp diễn dịch



Đặc điểm của quy nạp và diễn dịch

Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch đều dẫn tới tri thức mới, từ cái biết rồi để tìm cái chưa biết, tức là khám phá ra tri thức mới.

Đặc điểm phương pháp Quy nạp

Quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ sự quan sát một loạt những loại hình công ty tương tự, chung ngành nghề, chung quy mô hoặc là chung những khó khăn. Điều kiện khách quan của quy nạp là tính lặp lại được thống kê của một loạt các quy luật chung nào đó, ví dụ như số lượng công ty SMEs mới thành lập và tan rã trong vòng 03 năm chiếm đến hơn 90%.

Có hai loại quy nạp: Quy nạp hoàn toàn và Quy nạp không hoàn toàn. 

+ Phương pháp quy nạp hoàn toàn có tiền đề bao chứa toàn bộ đối tượng của các vấn đề được nói đến, từ đó mà có thể rút ra kết luận chung có tính phổ biến về các loại hình doanh nghiệp nhất định như Start-up, ngành nhất định, quy mô nào đó, hoặc các vấn đề chung nào đó mà các doanh nghiệp thường đối mặt.

+ Phương pháp quy nạp không hoàn toàn trước hết là phương pháp quy nạp giản đơn. Phương pháp này thông qua quan sát nghiên cứu mà tìm ra một vấn đề nào đó có trong doanh nghiệp, vấn đề đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và không có gì thay đổi. Từ đó rút ra kết luận các doanh nghiệp thuộc loại này đều có chung các vấn đề như vậy. Kết luận của phương pháp quy nạp giản đơn như vậy có thể là đúng mà cũng có thể là sai. Phương pháp quy nạp khoa học nghiên cứu lâu dài từ nhiều doanh nghiệp sẽ khắc phục được những hạn chế của quy nạp giản đơn.

Phương pháp quy nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm thực tiễn về những cái riêng của nhiều doanh nghiệp để có được tri thức kết luận chung. Quy nạp đóng vai trò lớn lao trong việc khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết và từ đó có thể có 1 vài công thức vận hành hữu hiệu cho các doanh nghiệp áp dụng.

Tuy vậy, quy nạp cũng có những hạn chế của nó, nhất là đối với loại quy nạp phổ thông theo lối liệt kê giản đơn. Vấn đề chung được rút ra bằng quy nạp từ một số doanh nghiệp lại có thể không có ở tất cả các doanh nghiệp khác cùng loại nếu nó không liên quan đến bản chất của vấn đề ví dụ như chủ doanh nghiệp (tham khảo DISC và Motivator) và do các điều kiện bên ngoài quy định. Quy nạp chưa thể xác định được các vấn đề đó là tất nhiên hay ngẫu nhiên.

Để khắc phục hạn chế của quy nạp, cần phải có diễn dịch và bổ sung bằng diễn dịch.

Đặc điểm phương pháp Diễn dịch

Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận riêng từ nguyên lý chung đã biết.

Tuy nhiên, muốn rút ra kết luận đúng bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng và phải tuân theo các quy tắc lô-gíc, phải có quan điểm lịch sử, cụ thể khi vận dụng cái chung vào cái riêng. Ví dụ như áp dụng “5 bước xây dựng doanh nghiệp để lên sàn chứng khoán” vậy.

Phương pháp diễn dịch bao gồm ba bộ phận là: hiện trạng, quy tắc suy luận logic, khai vấn và xác định các vấn đề cần khắc phục. 

+ Hiện trạng là những vấn đề mà doanh nghiệp đang vướng mắc khiến cho doanh nghiệp không đạt được kỳ vọng trong thời gian dài. 

+ Quy tắc suy luận logic, dựa vào mô hình đang có và đang thành công, so sánh hiện trạng với “công thức” này và xác định hình thức phải tuân theo mô hình trong quá trình suy luận. Từ đó đưa ra “tiền đề Kết luận” là phán đoán được rút ra từ hiện trạng so với mô hình thành công mà doanh nghiệp muốn thực hiện theo logic được kiểm tra – đo lường bằng số liệu, từ đó đưa ra các hành động cần làm khả thi để giải quyết thực trang (kế hoạch).

+ Khai vấn là một quy trình riêng nhưng luôn được đưa lông vào trong các phương pháp, ở đây là Quy nạp và diễn dịch, để nắm rõ mục tiêu, điểm mạnh điểm yếu và các phán đoán rủi ro của người thực thi, người học… nhằm khai thác thế mạnh nhất của học viên. Nếu thiếu khai vấn, người học có thể sẽ làm theo những gì mà Nhà huấn luyện “nói” mà không trả lời câu hỏi “lý do – why” và điểm mạnh của mình là gì… nội dung này sed được chi tiết trong nội dung “khai vấn – coaching là gì”?

+ Kết luận của phương pháp diễn dịch tất nhiên đã ẩn chứa ở trong logic công thức và mô hình định sẵn, nhưng không vì thế mà cho rằng phương pháp diễn dịch không mang lại điểu gì mới mẻ. Trên thực tê phương pháp diễn dịch đã góp phần xác định rõ kết luận và đã trả lời một cách trực tiếp điều mà các mô hình – công thức có sẵn không trực tiếp trả lời. Như vậy, trên một ý nghĩa nhất định có thể nói đó là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.

– Nếu quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm thì diễn dịch là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng. Phương pháp diễn dịch có ý nghĩa quan trọng đối với các khóa huấn luyện và giải quyết các vấn đề tồn tại của một doanh nghiệp…

Ngày nay, trên cơ sở diễn dịch, người ta xây dựng các mô hình vận hành hiệu quả và áp dụng cho các doanh nghiệp tương tự để dễ thành công, nhân rộng nhiều hơn như dạng nhượng quyền, mô hình kinh doanh chuẩn, mô hình lập kế hoạch kinh doanh thực chiến Business Model Canvas, xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu OGSM, Lập kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu cá nhân, 6 hũ tài chính, chiến lược công ty và KPIs theo Balanced Score Card

Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch

Mặc dù quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức có chiều hướng đối lập nhau, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, làm tiền đề cho nhau, cái này đòi hỏi cái kia và bổ sung cho cái kia.

Do đó, không nên tách rời quy nạp và diễn dịch, cường điệu phương pháp này mà hạ thấp phương pháp kia và ngược lại. Chúng phải đi đôi với nhau như tổng hợp và phân tích. Ta phải sử dụng mỗi cái đúng chỗ và chỉ như vậy thì mới có thể góp phần nhận thức được đúng đắn hiện trạng, các vấn đề và đề ra giải pháp dài hạn để giải quyết chúng triệt để.

phương pháp diễn dịch và quy nạp



Nhờ khái quát các tài liệu, kinh nghiệm, modle, công thức… đã được tích lũy, quy nạp chuẩn bị căn cứ để dự kiến về nguyên nhân các vấn đề đang xảy ra, từ đó được định hướng và có phương hướng để đề xuất các giải pháp.

– Tham khảo về các phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả. TẠI ĐÂY.

Còn diễn dịch thì luận chứng về mặt lý thuyết cho những kết luận thu được bằng con đường quy nạp, loại trừ tính không chắc chắn của những kết luận ấy và biến chúng thành những CÔNG THỨC THÀNH CÔNG tin cậy.

Quy nạp giúp ta hiểu được các nguyên tắc chung, còn diễn dịch giúp ta đi từ cái nguyên tắc chung để hiểu cái riêng đang có của doanh nghiệp. Quá trình nhận thức là đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng. Vì vậy, ta phải vận dụng tổng hợp cả quy nập và diễn dịch trong nghiên cứu vận hành doanh nghiệp để thành công.

tư duy quy nạp và diễn dịch

Nhà huấn luyện doanh nghiệp của bạn?

Việc thuê một Nhà Huấn Luyện doanh nghiệp [Business COACH I Executive COACH] không phải là một khoản chi xa xỉ, mà là một khoản ĐẦU TƯ CẦN THIẾT và SINH LỜI LỚN đối với một doanh nghiệp.

Nhà Huấn luyện Cam Kết mang lại KẾT QUẢ cho doanh nghiệp. Nếu không, bạn sẽ được huấn luyện Miễn Phí.

Cam kết đó là Bạn sẽ tăng Doanh thu hoặc Lợi nhuận đạt đến 10 lần [hoặc thu lại 10 lần khoản bạn đầu tư cho việc huấn luyện] – Tất nhiên một nguyên tắc mà bạn cần nhớ là phải Hành Động “Đúng – Đủ – Đều” để đạt được Kết Quả đã “thỏa thuận và Cam kết“.
Sv388 V9bet Sbobet

Marketing & Research team.

TC for Bussiness Development.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *