12 Bước xây dựng quy trình thao tác chuẩn – SOP

12 Bước xây dựng quy trình thao tác chuẩn – SOP

Tầm quan trọng của quy trình thao tác chuẩn – SOP

Quy trình thao tác chuẩn – SOP là gì?

12 Bước xây dựng quy trình thao tác chuẩn – SOP



Quy trình thao tác chuẩn (tiếng Anh: Standard Operating Procedure – SOP) là một hệ thống quy trình, được tạo ra để hướng dẫn và duy trì chất lượng công việc. Quy trình chuẩn giúp tránh khỏi các sơ sót nếu làm theo đúng các bước trong quy trình, nó cũng giúp người mới nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc.

Các quy trình thao tác chuẩn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm y tế, hàng không, kỹ thuật, giáo dục, công nghiệp, kinh doanh, thương mại và cả quân sự.

Vai trò của Quy trình thao tác chuẩn – SOP trong doanh nghiệp

Mục đích chính của doanh nghiệp khi đặt ra quy chuẩn SOP là cải thiện hiệu suất hoạt động mà vẫn tiết kiệm thời gian, duy trì chất lượng công việc trên toàn hệ thống. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, từng bộ phận sẽ có SOP khác nhau. Đồng thời, việc áp dụng SOP trong doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh tình trạng lãng phí.

Đối với các vị trí Quản lý trong doanh nghiệp, SOP là cơ sở hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới, cũng là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực hay phân loại nhân viên. Từ quy trình SOP của từng bộ phận, lãnh đạo có cơ sở đề bạt, khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên. Do vậy, việc tuân thủ thực hiện SOP trong doanh nghiệp là rất quan trọng.


12 bước xây dựng bộ quy trình thao tác chuẩn – SOP

Bước 0: Rà soát lại 6 bước xây dựng Hệ thống doanh nghiệp

Xem thêm về module “Hệ thống” trong khoá huấn luyện 10 tuần Mentoring

Bước 1: Xác định yêu cầu, mục đích, phạm vi áp dụng của Quy trình chuẩn

  • Áp dụng tiêu chuẩn mới, tái cấu trúc, nâng cấp hệ thống, do yêu cầu của các cấp quản lý
  • Xác định bản chất của quy trình là gì? Thông thường là gía trị tăng thêm mang lại của quy trình.
  • Quy trình cần tuân thủ các mục tiêu, chính sách của tổ chức như thế nào?
  • Ý nghĩa: toàn bộ các bước công việc, phương pháp kiểm soát, tần suất, thời hạn sẽ dựa trên mục đích thiết lập quy trình.
  • Phạm vi điều chỉnh có thể là toàn bộ tổ chức, theo bộ phận, theo cá nhân, theo thời gian, không gian, lĩnh vực
  • Quy trình là việc chuẩn hoá việc thực hiện một nhiệm vụ nào? Do phòng ban nào chịu trách nhiệm chính?

Bước 2: Xác định “số bước” công việc để hoàn thành quá trình 1 công việc cho mỗi quy trình thao tác chuẩn

  • Không có quy chuẩn cho việc xác định bao nhiêu bước công việc là hợp lý.
  • Thực tế, một quy trình có thể từ 5 – 20 bước, tuy nhiên nên từ 8-15 bước là phù hợp.
  • Quy trình có quá nhiều bước sẽ dẫn đến rắc rối trong việc kiểm soát, ngược lại thì sẽ dẫn đến không đủ để kiểm soát.

Bên cạnh đó, để phân tích các bước trong một quy trình, đảm bảo có hiệu quả và ngăn ngừa các rủi ro, cần dựa vào các yếu tố sau:

Áp dụng mô hình SIPOC tại từng bước để đánh giá quy trình thao tác chuẩn:

  • Supply: các bộ phận đầu vào, bắt đầu từ bộ phận phòng ban hay tổ chức nào
  • Input: đầu vào của quy trình gồm những yếu tố nào?
  • Process: Việc thực thi các bước chính của Quy trình tại bộ phận chức năng chuyên môn.
  • Output: đầu ra của quy trình gồm cấu thành của các yếu tố nào? GTGT là gì?
  • Customers: Ai là người nhận sản phẩm đầu ra của Quy trình – đó là Khách hàng, có thể là phòng ban, bộ phận hoặc chính là chủ công ty…

12 bước xây dựng quy trình



Sử dụng phương pháp 5W+1H để hoàn chỉnh 1 quy trình thao tác chuẩn

  • What: Các bước để hoàn thành một công việc nhất định là gì?
  • Why: Tại sao phải thực hiện các bước này và tại sao phải làm quy trình này?
  • Who: Ai – phòng ban nào thực hiện bước này trong quy trình
  • When: Khi nào thì cần hoàn thành một bước, một quy trình? theo khung thời gian hoặc theo deadline.
  • Where: Quy thực hiện trong không gian nào? khu vực nào, tại địa điểm nào…?
  • How: Làm thế nào thực hiện, phương pháp tốt nhất là gì?

Sử dụng phương pháp 5M và 1I để xác định các nguồn lực thực hiện 1 quy trình.

  • Man: con người.
  • Money: Tài chính.
  • Machine: Máy móc.
  • Material: Nguyên vật liệu.
  • Method: Phương pháp làm việc.
  • Information: Nguồn và cách xử lý thông tin hiệu quả.

Bước 3: Xác định các điểm kiểm soát – “điểm duyệt” trong 1 quy trình chuẩn

  • Việc xác định các điểm kiểm soát chính là thực hiện chức năng kiểm tra của nhà quản trị.
  • Về nguyên tắc có bao nhiêu bước công việc, sẽ có bấy nhiêu điểm kiểm soát, nhưng do các nguồn lực không đủ, do vậy tổ chức chỉ thiết lập các điểm kiểm soát trọng yếu.
  • Các điểm kiểm soát trọng yếu tuân theo quy tắc Pareto 80/20.
  • Lưu ý là càng ít điểm duyệt – quy trình càng hiệu quả. Phu thuộc rất nhiều vào việc phân quyền và giao quyền. Độ tin cậy và đáp ứng lòng tin, hoặc phân định trách nhiệm rõ ràng.

Bước 4: Xác định người thực hiện từng bước trong mỗi quy trình

  • Mỗi bước công việc, cần phải xác định bước đó do bộ phận/cá nhân nào thực hiện.
  • Có nhiều quy trình, cần xác định chặt chẽ hơn qua: người thực hiện chính, người thực hiện phụ, người hỗ trợ.
  • Đây là người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm chính.
  • Phân này trả lời rõ ràng câu hỏi “WHO” của 1 Bản kế hoạch thực thi hành động…

Bước 5: Xác định tài liệu phải tuân theo, tài liệu tham chiếu, phần mềm và hồ sơ

  • Có các văn bản tài liệu định sẵn của công ty, có các quy định của nhà nước, của ngành… các quy trình phải tuân thủ các quy định này.
  • Nếu co, cần ghi rõ phiên bản, ngày ban hành, nơi tham chiếu hoặc chương mục rõ ràng để người thực hiện nhanh chóng tìm được.

Bước 6: Xác định phương pháp kiểm soát các bước công việc

  • Bảng kiểm soát quá trình là một tài liệu riêng, phục vụ cho việc diễn giải quá trình.
  • Nhiều tổ chức đưa bảng kiểm soát quá trình là một tài liệu của hệ thống, nhưng nhiều tổ chức chỉ coi nó là công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng quá trình.
  • Các nội dung trong bảng kiểm soát: Công đoạn, điểm kiếm soát, thiết bị sử dụng, tần suất, tài liệu hướng dẫn, người thực hiện, hồ sơ…

Bước 7: Xác định các điểm cần kiểm tra thử nghiệm trong quy trình

  • Mục đích của thử nghiệm là xác định xem các công việc có thực hiện đúng theo tiêu chuẩn đề ra hay không?
  • Pre – test. Đây là giai đoạn làm thử, sản xuất thử, một trong các điểm quan trong nhất của phương pháp thử nghiệm.
  • Test trong quá trình thực hiện.
  • Đo lường tính khả thi của quy trình
  • Các nội dung trong bảng kiểm tra thử nghiệm: Công đoạn, điểm kiếm soát, thiết bị sử dụng, tần suất, tài liệu hướng dẫn, người kiểm tra, hồ sơ…

Bước 8: Mô tả, diễn giải các bước công việc cho một quy trình thao tác chuẩn (SOP)

  • Là mô tả cụ thể các bước trong quy trình.
  • Cách thức thực hiện các bước công việc như thế nào Trả lời câu hỏi HOW của bản kế hoạch hành động?
  • Trường hợp việc diễn giải cách thức (how) thực hiện quá phức tạp, dài…thì cần một tài liệu riêng để hướng dẫn thực hiện.

Bước 9: Hoàn thiện phần định nghĩa, tài liệu tham khảo, biểu mẫu kèm theo.

  • Luôn có các thuật ngữ, từ chuyên ngành và chữa viết tắt mà không phải ai cũng hiểu, nên phải được định nghĩa, giải thích rõ ràng để tránh hiểu nhầm, hiều đa nghĩa, hiểu sai… dẫn đến không thực hiện đúng quy trình, làm ra kết quả sai lệch.
  • Định nghĩa: giải thích ý nghĩa các thuật ngữ trong quy trình, diễn giải các từ viết tắt.
  • Biễu mẫu kèm theo: xác định quy trình gồm những biểu mẫu nào kèm theo, mã số???

CẤU TRÚC CỦA MỘT QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN:

  • Header, Footer: Logo, tên tài liệu, ngày ban hành, số trang
  • Trang bìa: Tên Công ty, logo, tên quy trình mã số quy trình, lần/ngày ban hành, lần/ngày sửa đổi, số trang, người soạn thảo, người kiểm tra, xem xét, phê duyệt…
  • Mục lục
  • Trang theo dõi kiểm soát thay đổi tài liệu: Mục chỉnh sửa/trang chỉnh sửa, nội dung cũ, nội dung mới, ngày sửa đổi, xem xét, phê duyệt
  • Phần nội dung chính của tài liệu gồm: Mục đích – Phạm vi – Định nghĩa:
  • Nội dung: chủ yếu là vẽ và diễn giải lưu đồ
  • Tài liệu tham khảo.
  • Biểu mẫu kèm theo: Biểu mẫu là một trong những tài liệu quan trọng nhất của hệ thống quản lý.
  • Khi biểu mẫu chưa được sử dụng, nó là tài liệu, nhưng khi đã được sử dụng, nó là hồ sơ.

Bước 10: Thiết lập quy tắc đánh số Quy trình và Biểu mẫu

Bước 11: Huấn luyện, triển khai áp dụng quy trình cho các nhân sự liên quan

Bước 12 Kiếm tra định kỳ (Audit), lưu trữ hồ sơ theo quy định của Quy trình.


Một số lưu ý khi xây dựng quy trình thao tác chuẩn (SOP)

Theo Bill Gates: “Một quy trình tồi sẽ ngốn gấp mười lần thời gian thực sự cần cho công việc”. Do đó, bằng cách thiết lập một quy trình làm việc khoa học, hoàn toàn có thể khởi sự hiệu quả hoặc cải thiện tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng trình tự, thủ tục chặt chẽ

Một khi đã thiết lập được thủ tục làm việc theo trình tự, người lao động trong doanh nghiệp sẽ biết họ phải làm gì và khi nào nên làm việc đó. Xây dựng được quy trình làm việc hợp lý, người quản lý sẽ không phải sa đà vào tiểu tiết và dành nhiều thời gian cho những nhiệm vụ lớn và quan trọng hơn.

Nhấn mạnh đến thời hạn chót

Thời hạn hoàn thành công việc là một phần quan trọng trong quy trình nghiệp vụ. Ngoài ra, nếu có những thay đổi bất thường, cần điều chỉnh các chi tiết trong quy trình làm việc để có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Đảm bảo phân công đúng người, đúng việc

Một phần của quy trình làm việc là phải chắc chắn sử dụng đúng người, đúng việc. Đồng thời, đảm bảo mọi người đều có thể làm việc với năng suất cao nhất.

Bổ sung, giảm tải các bước

Trong quá trình rà soát định mức công việc, nếu phát hiện những công việc có trong mô tả, nhưng chưa được đưa vào bất kỳ khâu nào trong quy trình, thì có khả năng công việc bị bỏ sót, cần bổ sung, hoặc ngược lại. Do đó, cần tiến hành bổ sung các bước còn thiếu, đồng thời giảm các bước thừa trong quy trình sau khi đã rà soát cẩn thận.

Ngôn ngữ dùng trong quy trình

Có rất nhiều “ngôn ngữ” mô tả quy trình. Tuy nhiên, công cụ hữu hiệu và trực quan nhất vẫn là lưu đồ (flow chart). Lưu đồ cho phép người sử dụng diễn giải quy trình dưới dạng các ký hiệu được chuẩn hoá, mô tả các thao tác dù nhỏ, cụ thể và có thể dễ dàng hiểu được qua tên gọi và trình tự các thao tác này. Các thao tác được sắp xếp một cách liên hoàn, giúp cho quy trình trở nên rõ ràng, lôgic và hợp lý.

Phù hợp điều kiện của người lao động

Cần phải thiết kế quy trình phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi tổ chức, phù hợp với chất lượng và đặc thù của nguồn nhân lực. Cần phải kiểm soát được sự biến động trong quy trình và đảm bảo được chất lượng và tiến độ công việc.


10 lý do khiến hệ thống quy trình thao tác chuẩn (SOP) không hiệu quả

Hệ thống quy trình nghiệp vụ là một trong những cơ sở để đảm bảo các công việc được thực thi đúng, đồng bộ với nhiều người, và cho kết quả đạt chất lượng gần giống nhau. Nhưng không phải lúc nào hệ thống quy trình cũng được triển khai mang lại đúng giá trị như kỳ vọng.

10 lý do thất bại khi xây dựng quy trình chuẩn



Dưới đây là những lý do khiến hệ thống quy trình chuẩn không hiệu quả:

1. Process not defined – Quy trình chuẩn không được định nghĩa:

Quy trình không được viết ra, mỗi người thực hiện nghiệp vụ hiểu quy trình theo một cách khác nhau và kết quả công việc khác nhau. Định nghĩa quy trình là điều cần thiết phải làm.

2. Process not owned – Quy trình không được sở hữu:

Quy trình được viết ra, có bước hướng dẫn rõ ràng nhưng không ghi rõ ai sở hữu quy trình ấy, dẫn đến quy trình có xu hướng không được thực thi. Cần định nghĩa vai trò và trách nhiệm của từng vai trò tham gia trong quy trình nghiệp vụ.

3. Process not understood – Quy trình không hiểu đúng:

Quy trình được viết ra, nhưng công việc đào tạo để giúp những ai liên quan để hiểu đúng quy trình không được xem trọng. Kết quả là quy trình hướng dẫn một đường, người thực hiện một nẻo. Đào tạo là công việc ưu tiên để đảm bảo các vai trò hiểu đúng về quy trình.

4. Process not followed – Quy trình không được tuân thủ:

Vì lý do gì đó quy trình được viết ra, được đào tạo nhưng không được tuân thủ chặt chẽ. Đây là hiện tượng chung ở nhiều doanh nghiệp gặp phải trong giai đoạn đầu thiết kế quy trình. Cần viết chính sách để kiểm soát việc thực hiện quy trình.

5. Customer not understood – Khách hàng không hiểu quy trình chuẩn:

Có rất nhiều quy trình có sự tham gia của khách hàng tương tác, nhưng việc đưa ra hướng dẫn không rõ ràng dẫn đến khách hàng cứ làm theo cách họ nghĩ. Cần đưa ra hướng dẫn phù hợp để khách hàng có được những trải nghiệm tốt trên dịch vụ.

6. Supplier not understood – Nhà cung cấp không hiểu:

Với một số quy trình có sự tham gia của nhà cung cấp trong gói dịch vụ tổng thể. Nhưng đội ngũ nhà cung cấp không được đào tạo hoặc hướng dẫn rõ ràng. Kết quả đội ngũ nhà cung cấp làm theo cách họ hay làm với đối tác khác. Đào tạo và ký cam kết đo lường kết quả với đối tác là việc cần làm để đảm bảo chất lượng ở mức tổng thể.

7. Cumbersome to execute – Quy trình rườm rà để thực hiện:

Nếu bạn hay đi giao dịch ở ngân hàng, hay bệnh viện công thì bạn sẽ thấy có nhiều bước thực hiện mà theo bạn thì không cần thiết. Nguyên nhân là quy trình thiết kế quá rườm ra để thực hiện công việc đạt được kết quả tốt. Cần rà soát và tối ưu hoá quy trình làm việc sao cho hiệu quả.

8. Full of waste – Quy trình có nhiều bước thừa thải:

Vì lý do gì đó, quy trình được sao chép từ nơi khác về, hoặc quy trình lâu ngày không được đánh giá cải tiến, trong khi năng lực người thực hiện đã được nâng lên, môi trường thay đổi tốt hơn. Nhưng quy trình vẫn không được đánh giá, xem xét để tối ưu để loại những bước dư thừa. Những bước thừa thải sẽ lấy đi thời gian và nỗ lực của đội ngũ (đó là tiền của doanh nghiệp), hãy tìm ra bước thừa thải và loại bỏ chúng.

9. Performance not measured – Hiệu xuất không được đo lường:

Đây là điểm gặp rất nhiều doanh nghiệp, quy trình được thiết kế bài bản. Nhưng việc đo lường hiệu xuất các bước liên quan không được xem trọng và thực hiện đánh giá định kỳ. Kết quả là không biết được điểm cần cải tiến để tối ưu hoá hiệu xuất công việc của đội ngũ, kỹ năng nào cần đào tạo cho đội ngũ. Tuỳ vào tính chất công việc mà cần có lộ trình rõ ràng để đo lường các điểm chốt chặn.

10. Not linked to Strategy – Không liên kết đến chiến lược:

Chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, bộ phận chức năng thay đổi theo thời gian, và đôi khi quy trình đang thực hiện lại không được xem xét và điều chỉnh sao cho tương ứng. Kết quả sau vài lần thay đổi chiến lược thì có nhiều điểm GAP giữa quy trình thực hiện so với chiến lược, mục tiêu, và chiến lược có nguy cơ thất bại.

Trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ ở các doanh nghiệp vừa và lớn thì hệ thống quy trình là điều kiện tiên quyết để giúp doanh nghiệp hệ thống hoá các công việc cần thực hiện để đạt được kết quả như kỳ vọng. Với các doanh nghiệp Startup thì những quy trình liên quan trực tiếp đến khách hàng, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm cần được viết ra và giúp đội ngũ thực hiện đồng bộ.

Sự hiệu quả của hệ thống quy trình phụ thuộc vào sự phù hợp giữa mục tiêu chiến lược, năng lực đội ngũ, đào tạo, và cả văn hoá làm việc ở mỗi môi trường cụ thể.

Là một chủ doanh nghiệp, quản lý, bạn có đang thực sự đau đầu với việc hệ thống hoá quy trình? Và theo quan điểm, kinh nghiệm của bạn thì nên làm như thế nào để có các quy trình hiệu quả?


5 Nguyên tắc cơ bản để xây dựng quy trình thao tác chuẩn (SOP)

Các mục đích thường gặp khi sử dụng Quy trình thao tác chuẩn:

  • Tiết kiệm thời gian, cải thiện hiệu suất
  • Ngăn ngừa lãng phí tài nguyên
  • Ổn định chất lượng, năng suất làm việc: công việc thực hiện theo SOP lần nào cũng được hoàn thành và hoàn thành theo cách giống nhau.

5 nguyên tắc xây dựng quy trình chuẩn

Nguyên tắc 1: Tất cả các công việc đều phải có quy trình thao tác chuẩn (SOP)

Phải xây dựng quy trình thao tác chuẩn (SOP) cho tất cả các công việc về quản lý cũng như chuyên môn kỹ thuật . Quy trình quản lý là các quy trình quy định, hướng dẫn cách thức thực hiện các công việc trong quản lý hệ thống chung của phòng xét nghiệm như quy trình kiểm soát tài liệu, quy trình kiểm soát hồ sơ, quy trình quản lý trang thiết bị, quy trình lưu mẫu…thậm chí ngay cả việc biên soạn quy trình thao tác chuẩn cũng cần có hướng dẫn (SOP).

Nguyên tắc 2: Nội dung quy trình rõ ràng, tất cả nhân viên đều có thể làm được

Nội dung trong quy trình thao tác chuẩn phải được biên soạn rõ ràng, súc tích, đầy đủ, dễ hiểu và tuân thủ đúng các tài liệu hướng dẫn. Hiện nay có 2 loại quy trình là quy trình dài và quy trình ngắn. Quy trình dài là quy trình đầy đủ, chi tiết, các bước thực hiện rõ ràng và mọi nhân viên chỉ cần làm đúng các bước trong quy trình là có thể thực hiện được. Quy trình này dùng để đào tạo nhân viên, đánh giá nhân viên. Quy trình ngắn hay quy trình rút gọn là loại quy trình chỉ trình bày các đề mục chính, áp dụng để nhắc nhở các bước công việc cho các nhân viên đã làm thành thạo theo quy trình dài. Quy trình này dùng để các nhân viên chuyên trách tự kiểm soát và đánh giá kỹ thuật cảu mình.

Nguyên tắc 3: Quy trình thao tác chuẩn (SOP) phải được phê duyệt và ban hành

Trước khi đem vào áp dụng cho tất cả các nhân viên thì quy trình thao tác chuẩn phải được Lãnh đạo đơn vị hoặc người có thẩm quyền phê duyệt và ban hành cho từng quy trình riêng lẻ. Muốn đưa ra được quy trình thao tác chuẩn thì cần trải qua 3 bước. Đầu tiên cán bộ có chuyên môn có nhiệm vị biên soạn. Cán bộ này phải là người làm trực tiếp, có kinh nghiệm. Sau khi biên soạn sẽ trình để cán bộ quản lý kỹ thuật xem xét. Người xem xét thường là người trưởng nhóm, trưởng khoa. Đây là người có trình độ chuyên môn cao hơn, đã từng thực hiện và có nhiều kinh nghiệm trong quy trình đó. Cuối cùng quy trình sẽ được trình lên lãnh đạo cao nhất của đơn vị để ban hành như Giám đốc, phó giám đốc… Quy trình phải được ban hành xong mới có thể áp dụng thực hiện cho tất cả các nhân viên.

Nguyên tắc 4: Quy trình thao tác chuẩn (SOP) phải luôn luôn được xem xét lại và cập nhật mới

Quy trình thao tác chuẩn phải được xem xét, rà soát định kỳ hằng năm. Thường thì quy  định một năm một lần hoặc 1 năm 2 lần. Nếu có  bất cứ thay đổi nào dù nhỏ hay lớn đều phải cập nhật và phê duyệt lại. Với những thay đổi nhỏ thì cần ghi trong mục nội dung xem xét sửa đổi, ngày sửa đổi và người sửa đổi. Nếu có những thay đổi lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy trình thậm chí quy trình còn không được đúng nữa thì cần hủy quy trình đó và xây dựng ban hành lại quy trình khác thay thế. Nếu không thay đổi không phải phê duyệt lại nhưng phải lưu hồ sơ việc xem xét. Tức là nếu không có thay đổi gì thì không cần phê duyệt lại nhưng bạn cần ghi chép lại rằng tài liệu đã được xem xét và không có thay đổi gì.

Nguyên tắc 5: Nội dung và hình thức có thể thay đổi để phù hợp cho từng đơn vị

Có rất nhiều loại hình đơn vị vì vậy nội dung và hình thức trình bày quy trình thao tác chuẩn của mỗi cơ sở có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đơn vị của mình nhưng phải bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau:

Nội dung của 1 quy trình thao tác chuẩn cơ bản:

–  Mục đích;

– Phạm vi áp dụng;

– Trách nhiệm;

– Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt;

– Nội dung thực hiện;

– Lưu trữ hồ sơ;

– Tài liệu liên quan;

– Tài liệu tham khảo.

Nội dung của 1 quy trình thao tác chuẩn Kỹ thuật:

– Mục đích;

– Phạm vi áp dụng;

– Trách nhiệm;

– Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt;

– Nguyên lý;

– Trang thiết bị và vật tư;

– Kiểm tra chất lượng;

– An toàn;

– Nội dung thực hiện

– Diễn giải kết quả và báo cáo;

– Lưu ý (cảnh báo);

– Lưu trữ hồ sơ;

– Tài liệu liên quan;

– Tài liệu tham khảo

Như vậy để đảm bảo nguyên tắc về nội dung thì tất cả các quy trình thao tác chuẩn phải gồm đầy đủ các mục trên. Mục nào không có thì vẫn phải ghi là không áp dụng.


Học xây dựng Quy trình thao tác chuẩn ở đâu?

Các công ty doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng bộ quy trình thao tác chuẩn Đo ni đóng giày cho doanh nghiệp mình có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Hoặc các bạn có thể tại mẫu khảo sát nhu cầu huấn luyện tại đây để cung cấp nhu cầu của công ty bạn hoặc bạn có thể gọi điện thoại cho chúng tôi qua số điện thoại 0868 77 39 39. để được tư vấn.

 Theo: Nhà huấn luyện Điều hành doanh nghiệp.

Business COACH I Executive COACH I Action COACH

MBA, Thomas Trịnh Toàn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

(5) Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *